Điều kiện hưởng tiền trợ cấp thôi việc và tiền trợ cấp thất nghiệp
Trong trường hợp của bạn, với hơn 8 năm làm việc, HĐLĐ của bạn là loại HĐLĐ không xác định thời hạn. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 37, Bộ luật Lao động, bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, không phụ thuộc vào chủ trương chính sách thôi việc của công ty. Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp này được giải quyết như sau:
Thứ nhất: Về trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 48, Bộ luật Lao động hiện hành, khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Như vậy, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là từ tháng 1-2006 đến 31-12-2008.
Trợ cấp thôi việc = 3 năm x nửa tháng tiền lương = 1,5 tháng tiền lương.
Thứ hai: Về trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25-10-2010 của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo đúng quy định của pháp luật.
b) Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ-TBXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật.
c) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản này, ngày thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc.
Theo đó, mức trợ cấp thất nghiệp cho người lao động được tính như sau:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 6 tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của 6 tháng đóng BHTN trước khi người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- 3 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN.
- 6 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN.
- 9 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN.
- 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu trên được tính theo dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày đó của tháng sau trừ một ngày.
Trong trường hợp này, thời gian đóng BHTN của bạn là 63 tháng (thời gian nghỉ việc của bạn tính từ tháng 4-2014). Như vậy, thời gian bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp là 6 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?