Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ
1. Khi nào có thể coi là Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?
Điều 41, BLLĐ quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại điều 37 của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 37 nói trên, khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động phải đáp ứng một số điều kiện phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
- Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn: người lao động phải thuộc một trong các lý do nêu tại điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản 1, Điều 37 và tuân thủ thời hạn báo trước tương ứng với các lý do đó tại Khoản 2, Điều 37, BLLĐ.
- Đối với hợp đồng không xác định thời hạn: người lao động chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày làm việc bằng văn bản.
Vì vậy, người lao động được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật khi không tuân thủ các điều kiện nêu trên căn cứ vào Điều 37, BLLĐ.
2. Khi người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì có được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật không?
Người lao động đơn phương xin nghỉ việc cần phải thể hiện ý chí của mình thông qua một văn bản (đơn xin nghỉ việc) nêu rõ lý do và có xác nhận của người sử dụng lao động. Việc xác nhận đó là căn cứ pháp lý để xác định thời gian báo trước được ghi trong Đơn xin nghỉ việc hoặc xác định thời điểm nhận đơn. Như đã giải thích trong câu 1, nếu không chứng minh được sự vi phạm hai điều kiện về lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thời gian báo trước (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn) hoặc vi phạm điều kiện về thời gian báo trước (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn) thì chưa thể coi đó trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Vì vậy, khi người lao động tự ý bỏ việc, bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì vẫn chưa thể xem là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
3. Đối với việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải căn cứ theo Điều 126 BLLĐ.
Khi áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo khoản 3, Điều 126, BLLĐ, người sử dụng lao động phải có chứng cứ chứng minh được hai vấn đề: thứ nhất, người lao động đã tự ý bỏ việc 5 ngày làm việc cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm; thứ hai, người lao động đã không cung cấp được lý do nghỉ việc, hoặc nghỉ việc mà không có lý do chính đáng như thiên tai, hỏa hoạn, bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Như vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì công ty vẫn phải có chứng cứ chứng minh hai điều kiện trên trước khi xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Nếu công ty không chứng minh được hai điều kiện trên mà vẫn tiến hành xử lý kỷ luật sa thải người lao động vì lý do tự ý bỏ việc là vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?