Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Theo quy định tại Ðiều 53, Bộ luật Lao động và Khoản 1, Ðiều 3, Nghị định số 55/2013/NÐ-CP, doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động khác. Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động trong một thời gian xác định và thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê để bù vào chỗ làm việc thiếu hụt người lao động.
Nghị định số 55/2013/NÐ-CP hướng dẫn cụ thể vấn đề cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động. Ðiều 23 của nghị định khẳng định, mục đích của việc cho thuê lại lao động nhằm đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhân lực trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân hoặc giảm bớt thời giờ làm việc; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng căn cứ Ðiều 26, Nghị định số 55/2013/NÐ-CP.
Mục 12, phụ lục V, Nghị định 55/2013/NÐ-CP quy định về danh mục những công việc được thực hiện cho thuê lại lao động có ngành nghề “vệ sĩ/bảo vệ”. Có nghĩa là chỉ cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động cho những ngành nghề được quy định tại phụ lục V của nghị định này. Những ngành nghề khác không thuộc danh mục này sẽ không được phép cho thuê lại lao động. Những quy định này có liên quan đến quan hệ lao động. Theo đó, ràng buộc pháp lý giữa công ty khách hàng và công ty bạn là hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định tại Ðiều 3, Luật Thương mại năm 2005 là một hoạt động thương mại, hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi. Khoản 2, Ðiều 3, Luật Thương mại quy định, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Bên công ty có nghĩa vụ cung ứng dịch vụ bảo vệ theo đúng quy đinh tại Ðiều 1, Nghị định số 52/2008/NÐ-CP và được nêu trong nội dung của hợp đồng dịch vụ mà hai bên đã ký. Những quy định này có liên quan đến quan hệ thương mại. Theo đó, ràng buộc pháp lý giữa công ty khách hàng và công ty bạn là hợp đồng dịch vụ bảo vệ. Ngoài ra, căn cứ Khoản 3, Ðiều 3, Nghị định số 52/2008/NÐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này.
Từ những phân tích ở trên, có thể nhận thấy, quan hệ cho thuê lại lao động và quan hệ thương mại là hai quan hệ khác nhau, không chồng chéo, không có mối quan hệ liên quan lẫn nhau và chịu sự điều chỉnh của các đạo luật khác nhau.
Chính vì vậy, công ty bạn không cần phải xin giấy phép cho thuê lại lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?