Quy định về xử lý kỷ luật lao động

Tôi đã làm việc ở club được 3 năm. Ban đầu, club liên doanh với khách sạn, nên tôi ký hợp đồng lao động với khách sạn (hợp đồng không giới hạn) vẫn đóng bảo hiểm đầy đủ. Tháng 3-2015, một người chủ mới mua lại club và tách biệt hoàn toàn club với khách sạn, nhưng vẫn giữ lại nhân viên cũ, không thay đổi hợp đồng lao động, có lúc trả lương vào thẻ ATM, có lúc lãnh tiền mặt, vẫn đóng bảo hiểm như bình thường. Trong quá trình làm việc, tôi có vi phạm nội quy club. Cụ thể ca làm việc đó có 3 người, chưa phải làm bất kỳ bản kiểm điểm nào. Khoảng 1 tuần sau, tôi nhận được điện thoại club thông báo sa thải chỉ duy nhất một mình tôi và không đền bù hợp đồng nào cả. Xin luật sư tư vấn, tôi có quyền nhận được đền bù hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 123, Bộ luật Lao động năm 2012, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Nếu công ty bạn không tuân thủ các quy định trên thì quyết định sa thải là quyết định trái pháp luật. Theo Khoản 3, Điều 33, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường nêu trên, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định của bộ luật này. 

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường nêu trên và trợ cấp thôi việc theo quy định của bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường nêu trên, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Kỷ luật lao động
Hỏi đáp mới nhất về Kỷ luật lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt hành chính cho người sử dụng lao động sa thải người lao động để né thưởng Tết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động có được xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại cùng một thời điểm thì có áp dụng nhiều hình thức kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động không đúng trình tự bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được sa thải người lao động thực hiện hành vi trộm cắp tại nơi làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xử lý kỷ luật nhân viên mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có phải trả lại tiền lương đã tạm ứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định kỷ luật lao động của công ty mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên tự ý nghỉ việc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải? Thủ tục xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỷ luật lao động
Thư Viện Pháp Luật
341 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kỷ luật lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỷ luật lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào