Người giám hộ có quyền mang tài sản chung ra thế chấp hay không?

Kính gởi luật sư, Mẹ tôi qua đời vào năm 2001 và không để lại di chúc. Thời điểm đó 3 chị em chúng tôi chưa ai đủ tuổi vị thành niên nên cha tôi là người giám hộ hợp pháp. Tài sản lúc đó là căn nhà được làm lại giấy tờ và sổ đỏ đứng tên cha tôi và 3 chị em tôi Năm 2003 cha tôi có nghe lời 1 người bạn đứng ra bảo lãnh cho người này bằng cách thế chấp căn nhà của chúng tôi. Số tiền vay là 2 tỷ đồng.Thời điểm này tôi còn 3 ngày nữa là đến tuổi vị thành niên. Tuy nhiên vì không tin tưởng người bạn này của bố tôi và biết bố tôi đang bị bạn bè lợi dụng cuốn vào các cuộc vui mà bỏ bê con nhỏ nên chúng tôi không ai đồng ý. Nhưng không hiểu vì lí do gì ngân hàng Hàng Hải (chi nhánh Nha Trang) đã làm thủ tục cho thế chấp bất chấp sự phản đối của chị em chúng tôi Đến thời điểm này người mà bố tôi bảo lãnh cho vay vẫn không trả nợ lẫn lãi. Chị em chúng tôi đang có nguy cơ mất nhà vì ngân hàng đang khởi kiện siết nhà. Tôi xin hỏi ngân hàng cho vay vậy có đúng không? Cha tôi là người giám hộ và đồng sở hữu căn nhà vậy có quyền đem tài sản chung ra thế chấp hay không? Chị em chúng tôi trường hợp này có được pháp luật bảo vệ hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn

Theo Điều 69 BLDS. "Quản lý tài sản của người được giám hộ

1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.

2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. "

Đối chiếu với trường hợp của bạn thì có thể hợp đồng thế chấp, bảo lãnh mà cha bạn ký bị vô hiệu 1 phần, đó là phần của các bạn. 

Các bạn tham gia vào vụ án tranh chấp hợp đồng này tại Tòa để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình và nên nhờ luật sư nào đó bảo vệ là cách tốt nhất.

Người giám hộ
Hỏi đáp mới nhất về Người giám hộ
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám hộ có thể là người đại diện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một người có được nhiều người giám hộ không? Ai là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không biết chữ thì có được làm người giám hộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để bóc lột sức lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Con là người giám hộ cho cha mẹ được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ? Người giám hộ có những quyền nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người giám hộ đương nhiên của cha mẹ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người giám hộ
Thư Viện Pháp Luật
796 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người giám hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người giám hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào