Xếp hạng quốc gia của Việt Nam về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hướng đến năm 2025 có sự thay đổi đột phá thế nào?

Xin cho hỏi, xếp hạng quốc gia của Việt Nam về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hướng đến năm 2025 có sự thay đổi đột phá thế nào? Mong nhận được tư vấn.

Thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia của Việt Nam về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hướng năm 2025 là gì?

Theo tiểu mục 5 Mục III Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 có nêu về sự thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia của Việt Nam như sau:

MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025
...
5. Thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia
Xếp hạng quốc gia của Việt Nam về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo đánh giá của Liên Hợp Quốc có sự thay đổi đột phá.
Một số chỉ tiêu cơ bản bao gồm:
a) Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tổng thể.
b) Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tham gia điện tử.
c) Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số dữ liệu mở.

Theo đó, xếp hạng quốc gia của Việt Nam về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo đánh giá của Liên Hợp Quốc có sự thay đổi đột phá bao gồm 03 chỉ tiêu cơ bản sau đây:

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tổng thể.

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tham gia điện tử.

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số dữ liệu mở.

Phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hướng đến năm 2025

Phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hướng đến năm 2025 (Hình từ Internet)

Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số hướng đến năm 2025 được quy định ra sao?

Theo tiểu mục 1 Mục III Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 quy định:

MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025
1. Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội
Cơ quan nhà nước cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất các thủ tục hành chính phục vụ xã hội trên phạm vi toàn quốc.
Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ mới trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động xã hội một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu.
Một số chỉ tiêu cơ bản bao gồm:
a) 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
b) 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
c) 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
d) Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
đ) Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
e) Tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay.

Theo đó, về cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số hướng đến năm 2025 phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định nêu trên.

Chỉ tiêu cơ bản về việc huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số hướng đến năm 2025?

Cụ thể theo tiểu mục 2 Mục III Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 có nêu về việc huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội:

- Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể dễ dàng tham gia ý kiến đóng góp cho hoạt động của cơ quan nhà nước, phản ánh những vấn đề của xã hội xung quanh mình tới cơ quan nhà nước và nhận được ý kiến phản hồi về sự tham gia, kết quả tham gia của mình.

- Doanh nghiệp có thể tham gia cung cấp dịch vụ công hoặc phát triển những dịch vụ mới, sáng tạo, giúp xã hội có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công của cơ quan nhà nước.

- Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác cùng tham gia phổ cập việc sử dụng dịch vụ công nói riêng, chuyển đổi số nói chung.

- Một số chỉ tiêu cơ bản bao gồm:

+ 100% cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

+ Tối thiểu 50% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước.

+ 100% cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số.

Trân trọng!

Chính phủ điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chính phủ điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Xếp hạng quốc gia của Việt Nam về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hướng đến năm 2025 có sự thay đổi đột phá thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chính phủ điện tử
2,084 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chính phủ điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính phủ điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào