Tính hợp pháp của việc công chứng, chứng thực của UBND xã

Cho em hỏi vấn đề sau: Tại biên bản họp gia đình để phân chia quyền sử dụng đât. Biên bản này có xác nhận của xã. Nhưng vấn đề phát sinh là trong biên bản đó có chữ ký của người làm chứng và 2 người trong gia đình. Những người trên  xác nhận là họ đã ký vào biên bản. Nhưng họ không biết, có việc họp gia đình đó. tức họ không tham gia họp gia đình. Vậy cho em hỏi biên bản đó có hiệu lực pháp luật hay ko.

Ý nghĩa cũa việc làm chứng là một sự việc, một giao dịch, thỏa thuận.... được một hoặc nhiều người trực tiếp chứng kiến, họ tận mắt chứng kiến sự việc xảy ra và được mời làm chứng để đảm bảo cho việc trình bày, thỏa thuận, giao dịch ... đó là có thật.

Vì vậy, việc một người không có mặt, không tận mắt chứng kiến sự việc mà ký tên với tư cách người làm chứng thì rõ ràng việc làm chứng đó là không có giá trị về mặt pháp lý.

Trường hợp này cũng vậy, nếu người lám chứng ko có mặt tại buổi họp thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất của các thành viên gia đình, không biết có buổi họp đó diễn ra thì không thể ký vào biên bản họp với tư cách là người làm chứng.

Do vậy, trường hợp này thì phần ghi nhận và ký tên của người làm chứng trong biên bản là không có giá trị nhưng các vấn đề khác của biên bản không liên quan đến việc làm chứng vẫn có giá trị vì rõ ràng có cuộc họp thỏa thuận việc phân chia và các thành viên gia đình đã đồng ý ký tên. Trường hợp nếu một trong nhưng thành viên không thừa nhận biên bản này mà phát sinh tranh chấp và không tự thỏa thuận được thì sự việc sẽ do tòa án giải quyết

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Hỏi đáp mới nhất về Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Hỏi đáp pháp luật
Cầm đất vườn không ra công chứng có hợp lệ không?
Hỏi đáp pháp luật
Tính hợp pháp của việc công chứng, chứng thực của UBND xã
Hỏi đáp pháp luật
Dùng hộ khẩu photo có công chứng có được nhận tiền BHXH 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Đã ra công chứng phân chia tài sản có sổ hồng có quyền thưa ra tòa hủy chia lại không?
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Thư Viện Pháp Luật
332 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào