Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
1. Về thời hạn đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 91, 92 và trách nhiệm đóng theo Điều 18 của Luật BHXH số 71/2006/QH11. Thời hạn đóng BHYT theo quy định tại Điều 15 của Luật BHYT số 25/2008/QH12. Theo đó, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm phải chuyển đóng tiền BHXH, BHYT của người lao động kịp thời, đầy đủ hằng tháng cho cơ quan BHXH. 2. Việc tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT như bạn nêu được quy định tại Điều 56 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Theo đó, nếu đúng như bạn nêu: trong tháng 11/2014 đơn vị nộp tiền BHXH, BHYT của tháng 10/2014 thì không phải tính lãi chậm đóng, tuy nhiên đơn vị chưa thực hiện đúng quy định về đóng BHXH, BHYT như nêu trên.. 3. Về quyết toán 2% để lại, đơn vị phải quyết toán chậm nhất vào tháng cuối quý (không quyết toán vào tháng đầu quý như bạn nêu) và số tiền 2% để lại lớn hơn số tiền được quyết toán đơn vị phải nộp vào tháng đầu quý sau (nếu không có phát sinh ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức thì phải chuyển nộp vào quỹ BHXH số tiền 2% để lại trong quý)..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?