Thắc mắc về BHXH, BHTN khi doanh nghiệp 'lách luật'
Điều 141 luật lao động sửa đổi 2002 quy định
1- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
Nếu Công ty không đóng BHXH cho bạn, bạn có quyền yêu cầu công ty hoàn tất các thủ truy đóng BHXH:
Theo các quy định trên và tại nghị định 152/2006/ NĐ- CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Điểm 8 Mục III Quyết định 902/QĐ-BHXh ngày 26/6/2007 của BHXH Việt Nam về việc Ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc hướng dẫn một số điều của nghị định 152/2006:
· Người sử dụng lao động: Lập “Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 04-TBH) và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan BHXH.
· Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác định số tiền phải truy đóng; mức truy đóng là 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có) tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.
· Trong thời gian phải truy đóng nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và có khám chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động.
Do đó, bạn làm đơn yêu cầu công ty truy đóng bảo hiểm cho cả quá trình bạn và cá nhân khác làm việc tại Công ty, đồng thời bạn có thể gửi đơn yêu cầu của mình lên Phòng lao động thương binh và xã hội Quận, huyện để được giải quyết.
Trường hợp Công ty không lập hồ sơ và đóng BHXH cho nhân viên, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp Quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu Tòa án buộc công ty phải giải quyết các quyền lợi liên quan đến BHXH trong suốt thời gian bạn đã làm việc tại công ty
Bạn cần chú ý thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp đối với trường hợp của bạn là một năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 167 Bộ luật lao động.
Quy định DN dưới 10 lao động không phải đóng BHXH bắt buộc không còn hiệu lực nữa, vì vậy, nếu NLĐ làm việc theo HĐLĐ 3 tháng trở lên thì NSDLĐ phải đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ.
Nếu NSDLĐ không đóng BHXH cho NLĐ thì sẽ bị pahtj hành chính theo quy định.
Trường hợp của bạn nếu nghỉ việc theo đúng quy định, không có tham gia BHTN thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động hiện hành (Bộ luật Lao động năm 1994; sửa đổi, bổ sung năm 2002): Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Điều 43 Bộ luật Lao động quy định: Kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?