Tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán
Trong hoạt động chứng khoán việc công bố thông tin phải bảo đảm hoạt động trên thị trường chứng khoán được minh bạch, khách quan, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, cạnh tranh lành mạnh... Vì vậy, mọi hành vi nhằm mục đích công bố thong tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong mọi hoạt động chứng khoán đều có thể dẫn đến những hậu quả xấu, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan và của cả nền kinh tế của đát nước trên hoạt động của thị trường vốn, tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng; đó là những hành vi trái pháp luật và có thể phạm vào tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán.
Theo quy định Luật chứng khoán năm 2006 về đối tượng, phương thức công bố thông tin như sau (Điều 100): Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của Luật chứng khoán. Các đối tượng nêu trên khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về nội dung thông tin được công bố. Việc công bố thong tin phải do Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện. Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm của tổ chức, công ty và các phương tiện thông tin của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán. Điều 9 Luật chứng khoán năm 2006 về “Các hành vi bị cấm” có nội dung quy định:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục người mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường. Đây là tội danh mới được bổ sung vào Bộ luật hình sự trước yêu cầu mới bảo đảm sự phát triển lành mạnh trong hoạt động chứng khoán. Theo Điều 181a Bộ luật hình sự hiện hành thì: Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt từ từ sáu tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?