Hỏi về Hợp đồng gia công
Theo như trình bày của DN: Nhận gia công - sản xuất nước giải khát cho một công ty tại Việt Nam. Theo luật định: Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công. Còn đối với bên nhận gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (tức là DN bạn cần xem xét các nguyên vật liệu nhận gia công sản xuất có nằm trong danh mục cấm sản xuất theo quy định của Nhà nước hay không)
Tuy nhiên, những công đoạn gia công, chế biến giản đơn không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá như: Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự); Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần; Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác; Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự; Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này; Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh; Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Vì trong vấn đề gia công sản xuất nước giải khác, tôi không biết là hình thức gia công như thế nào, nhưng DN nghiệp của bạn nên đối chiếu các quy định trên của pháp luật mà tùy trường hợp xem xét việc nhận gia công có thuộc một trong các điều kiện trên hay không. Nếu việc gia công không thuộc một trong các trường hợp trên thì khi gia công sản xuất hàng hóa, nguyên vật liệu phải có xuất xứ hàng hóa rõ ràng. Việc phía đối tác tạo ra một nhãn hiệu hàng hóa, nguyên vật liệu mới thể hiện Mã CODE (của bên đối tác) cùng ngày sản xuất và hạn sử dụng chỉ được coi là hợp pháp khi được cơ quan Nhà nước chấp nhận.
Vì hàng hoá, nguyên vật liệu dùng để gia công sản xuất nước giải khát có nhiều điều kiện ràng buộc, vì nó liên quan đến an toàn thực phẩm. Cho nên khi gia công DN bạn cũng nên để ý đến vấn ràng buộc về lãnh vực sản xuất này, như: Không Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; Không Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm; Không Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Không sản xuất thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Không sản xuất thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; không sản xuất thực phẩm bị biến chất; Không sản xuất thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; Không sản xuất thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh; Không sản xuất thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy; Không sản xuất thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng; Không sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm; Không cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm; Không che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; Không sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Không được sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, DN của bạn trước khi gia công sản xuất mặt hàng này cũng phải đáp ứng điều kiện như lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Do vậy, khi Nhà nước thanh tra kiểm tra mà DN của bạn nếu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nêu trên sẽ bị xử lý theo Quyết định 5079/QĐ-BYT ngày 23/12/2010 “hướng dẫn tạm thời về xử lý các vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong kiểm tra thanh tra hậu kiểm”. Việc xử lý vi phạm còn tùy thuộc vào nội dung hợp đồng gia công giữa DN của bạn với đối tác.
Việc DN nghiệp của bạn muốn gia công sản xuất mặt hàng này, như tôi đã nói ở trên căn cứ quy định của Luật an toàn thực phẩm DN của bạn phải đáp ứng các điều kiện sau: Không Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; Không Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm; Không Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Không sản xuất thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Không sản xuất thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; không sản xuất thực phẩm bị biến chất; Không sản xuất thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; Không sản xuất thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh; Không sản xuất thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy; Không sản xuất thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng; Không sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm; Không cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm; Không che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; Không sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; và đặt biệt là không được sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở khi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?