Không trả BHXH, BHYT vào lương đối với người thuộc đối tượng tham gia
Tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau:
- Công dân Việt Nam, là người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;
- Người sử dụng lao động (NSDLĐ) tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Trường hợp bạn Hà hỏi, nếu Công ty ký kết HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên với bạn thì bạn thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. Việc công ty thỏa thuận trả tiền BHXH và BHYT vào lương cho bạn là trái với quy định của Luật BHXH.
Bạn cần yêu cầu Công ty đóng BHXH, BHYT bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp cho bạn, lập hồ sơ để bạn được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT làm cơ sở giải quyết quyền lợi về BHXH, BHTN khi có phát sinh và đi khám, chữa bệnh. Bạn cũng có thể đề nghị tổ chức Công đoàn của Công ty đứng ra yêu cầu Công ty thực hiện trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và BHTN cho bạn./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?