Hậu quả của việc chung sống với nhau như vợ chồng
Chung sống với nhau như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
Hành vi này gây ra hậu quả trước tiên là việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình, xâm hại giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Bên cạnh đó, các hậu quả thường thấy là sự giáo dục ở địa phương, chịu xử phạt hành chính... Nghiêm trọng nhất theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - BTP - BCA - TANDTC - VKSNDTC thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" quy định tại Điều 147 BLHS 1999 nếu có các dấu hiệu sau:
(i) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát...
(ii) Người vi phạm chế độ một vợ , một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Mức hình phạt của tội này có thể từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?