Xử lý người đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng trồng được
Mục 3 Phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08-3-2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phậm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như sau:
Trường hợp đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ…. Thì bị xử lý như sau:Nếu chủ rừng đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 189 Bộ luật hình sự, nếu người đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng mà không phải là chủ rừng thị bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phậm sở hữu” của Bộ luật hình sự.”Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật hình sự khi thuộc trong các trường hợp sau: Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ: Mức tối đa bị xử phat vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000 m2 . Nguyễn Văn V phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000m2. Hành vi phậm tội của V thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu. Trong trường hợp hủy hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác, tài sản của Nhà Nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội hủy hoại rừng và tội tương ứng quy định trong Bộ luật hình sự. Người phạm tội trong trường hợp này bị phạt tiền từ mười triệu đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đấn năm năm.
Hủy hoại diện tích rừng rất lớn là trường hợp hủy hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất với diện tích là 30.000m2.Hành vi phạm tội của S thuộc trường hợp hủy hoại diện tích rừng rất lớn, “Chặt phá các loại thực vật quáy hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ” là chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA.IIA Trường hợp chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA,IIA không xác đinh thiệt hại bằng diện tích theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 3.4 mục 3 này (do chặt phá rừng cây ở nhiều vị trí khác nhau trong cùng một tiều khu hoặc nhiều tiểu khu), nhưng giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên ba mươi triệu đồng đấn sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên năm mươi triệu đến một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự: ‘’Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là gây hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại tiểu mục 3.4 mục 3 này và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ, gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự vầ tội độc lập, Người phạm tội trong trường hợp này bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Hủy hoại diện tích rứng đặc biệt lớn là hủy hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phậm hành chính.”Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng”là hủy hoại các loại rừng này với diện tích trên mức tối đa bj xử phạt vi phạm hành chính.” Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” khi thuộc một trong các trường hợp: Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên sáu mươi triệu đồng đối với nhóm 1A hoặc từ trên một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA, nếu không thuộc trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và b tiểu mục 3.6 mục 3 này; gây thiệt hại quy định tại điểm a hoặc điểm b tiểu mục 3.5 mục 3 này còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập. Người phạm tội trong trường hợp này bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?