Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Thế nào là phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ? Nếu phạm tội thì bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 3 Luật đa dạng sinh học năm 2008 quy định: Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cấy trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
 
Theo quy định của Mục 1, chương IV Luật đa dạng sinh học năm 2008 thì: Loài được đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
 
a) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
 
b)Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định loài và chế đội quản lý, bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
 
Theo điều 7 luật đa dạng sinh học năm 2008 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong đa dạng sinh học có hành vi sau: Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua,bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
 
Như vậy, những hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là phạm tội theo quy định của Điều 190 Bộ luật hình sự hiện hành. Điều 190 Bộ luật hình sự hiện hành là Điều luật đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Theo Điều 190 Bộ luật hình sự hiện hành thì: Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bày năm:
 
a) Có tổ chức;
 
b)Lợi dụngchức vụ, quyền hanh;
 
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
 
d) Săn bắt traong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
 
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
 
 
 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào