Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được Bộ luật hình sự hiện hành quy định như thế nào?

Tội danh nêu trên được quy định tại Điều 191 Bộ luật hình sự hiện hành. Cần nhấn mạnh rằng, Điều 191 nêu trên cũng là một điều luật đã được sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009.
 
Theo khoản 12 Điều 3 Luật đa dạng sinh học năm 2008 thì: Khu bảo tồn thiên nhiên ( sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
 
Điều 7 Luật đa dạng sinh học năm 2008 quy định nhứng hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học trong đó có hành vi liên quan đến khu bảo tồn là:
 
- Săn bắt, đánh bắt, khai thacsloaif hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại xâm hại trong khu bảo tồn.
 
- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
 
- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.
 
Như vậy, hành vi xâm hại các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể phạm vào tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định tại Điều 191 Bộ luật hình sự hiện hành và sẽ xử lý như sau:
 
- Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhuên gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
 
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm đến mười năm:
 
a) Có tổ chức;
 
b) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;
 
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
 
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội xâm phạm về môi trường
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm về môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý người đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng trồng được
Hỏi đáp pháp luật
Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản có vi phạm pháp luật hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Khai thác cát trái phép có bị xử lý hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Thuê người chặt cây rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp có phạm tội gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Phá rừng chặn lửa cháy rừng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
Hỏi đáp pháp luật
Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Hỏi đáp pháp luật
Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tội hủy hoại rừng theo Bộ luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm về môi trường
Thư Viện Pháp Luật
544 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm về môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm về môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào