Tranh chấp đất đang trong quá trình cấp giấy sử dụng đất

Chào luật sư! Cho em hỏi hiện nhà em đang có một mảnh đất được ba mẹ khai hoang vào năm 2004, và có trồng keo lai và bạch đàn trên mảnh đất đó. Đến năm 2012,ba má em có xây lại nhà nên ba má chặt những cây này về để phục vụ cho việc làm nhà và từ đó đến nay thì mảnh đất để trống. Tháng 3/2015: xã nơi em sống có tổ chức đo đạc để cấp giấy sử dụng cho mảnh đất ấy, nhưng sau khi đo đạc thì có xảy ra tranh chấp, cụ thể: là bác của em cho rằng mảnh đất đó là của mình và ngăn cản việc cấp giấy sử dụng đất cho mảnh đất ấy ( vì bà lúc ba má em trồng những cây này thì bác của em cũng có đem cây trồng ngoài bờ của mảnh đất này), và giờ xóm đội trưởng cũng can thiệp và cho rằng mảnh đất ấy thuộc về đội..Vậy cho em hỏi ba mẹ em có thể thắng trong vụ tranh chấp này không ạ? Và có phải làm những giấy tờ liên quan cần thiết không ạ? Mong luật sư giải giùm em ạ. em cảm ơn luật sư!

1/ Bạn có thể tham khảo Điều 2013 Luật Đất đai như trích dẫn dưới đây:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

2/ Thắng-thua không ai có thể khẳng định trước, kể cả tòa án. Tuy nhiên, trên cơ sở thông tin bạn nêu thì có thể nhận định bên bạn có rất nhiều khả năng để đạt được kết quả tốt trong vụ việc này

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào