Trình tự, thủ tục lập di chúc
Khi muốn lập di chúc để lại tài sản cho anh em bạn thì mẹ bạn (người lập di chúc) cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau: 1. Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác (hộ chiếu, chứng minh sĩ quan, giấy chứng nhận công nhân viên quốc phòng, giấy kiểm tra tạm thời) đang còn trong thời hạn sử dụng, hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thường trú của người lập di chúc. 2. Bản chính giấy tờ hợp lệ quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản. 3. Các giấy tờ chứng minh tài sản chung hay tài sản riêng để phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. 4. Giấy khám sức khoẻ của người lập di chúc (Do Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế quận, huyện lập). Thủ tục, trình tự lập di chúc như sau: 1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu việc công chứng di chúc, không thông qua người khác. Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc của mình. 2. Di chúc phải ghi rõ : - Ngày, tháng, năm, địa điểm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản; - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 3. Nếu người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải có 2 người làm chứng. Người lập di chúc tuyên bố nội dung di chúc của mình trước công chứng viên, công chứng viên ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. 4. Người lập di chúc ghi phiếu yêu cầu công chứng di chúc (theo mẫu). 5. Người làm chứng (đối với trường hợp người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ, hoặc không biết tiếng Việt) là người đọc thông viết thạo tiếng Việt, người phiên dịch là người có thể dịch đúng và chính xác nội dung di chúc từ tiếng Việt sang tiếng nước của người lập di chúc sử dụng. Người làm chứng, người dịch phải có đủ năng lực hành vi và mang theo chứng minh nhân dân, hộ khẩu. Trong đó, những người không được làm chứng cho việc lập di chúc bao gồm: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; - Người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc; - Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. 6. Trường hợp nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình hoặc xét thấy việc lập di chúc có dấu hiệu lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép, thì Công chứng viên sẽ không công chứng di chúc đó. 7. Di chúc do Phòng Công chứng công chứng được thực hiện tại trụ sở của Phòng Công chứng. Trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể đến trụ sở Phòng Công chứng thì việc công chứng di chúc được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc. 8. Người lập di chúc có thể yêu cầu bất cứ cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực nào để công chứng, chứng thực di chúc của mình theo các quy định của pháp luật. 9. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau, thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới, thì di chúc trước bị sẽ huỷ bỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?