ba mẹ tôi ly hôn các con có được quyền chia tài sản không?
1. Đối với việc chuộc ruộng, vườn nhà cửa:
Nếu bạn có đủ chứng cứ chứng minh việc bạn bỏ tiền ra chuộc lại toàn bộ ruộng vườn, nhà cửa của ba mẹ bạn thì bạn có cơ hội được ba mẹ bạn hoàn trả số tiền đó khi ba mẹ bạn ly hôn.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý là: \
- Bạn chỉ được trả lại số tiền chuộc nhà đất đó nếu bạn chứng minh được việc bỏ tiền ra chuộc nhà đất là "cho vay" chứ không phải là "tặng cho tài sản".
- Nếu chứng cứ trong hồ sơ vụ án chứng minh được số tiền bạn bỏ ra chuộc đất là bạn "tặng cho" ba mẹ bạn lúc khó khăn chứ không phải là "cho vay" thì bạn không có quyền đòi lại. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên nhận tặng cho nhận được tài sản.
2. Đối với việc chia tài sản:
- Những tài sản là tài sản chung của hộ gia đình thì các thành viên sẽ được chia theo phần của từng người: Ví dụ: Đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình theo nhân khẩu, thời điểm chia đất anh chị em bạn cũng được chia thì nay ba mẹ bạn ly hôn, anh chị em bạn cũng được chia phần đất nông nghiệp đó... Do vậy anh, chị, em bạn chỉ được chia những tài sản nào là tài sản của hộ gia đình. Còn tài sản chung của ba mẹ bạn thì anh, chị, em bạn không được chia.
- Tài sản chung vợ chồng: Tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó, tài sản chung thì chia đôi. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn
1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn
1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;
d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.
3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.
Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.
Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.
3. Đối với việc bảo vệ mẹ bạn:- Trong thời gian chờ tòa án giải quyết vụ án ly hôn: Trong thời gian này nếu ba bạn có hành vi đánh đập xúc phạm mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền báo chính quyền cơ sở can thiệp hoặc yêu cầu các trung tâm phòng chống bạo lực gia đình giúp đỡ. Hoặc mẹ bạn cũng có thể đề nghị Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm ba của bạn có những hành vi đánh đập, xúc phạm mẹ bạn trong thời gian tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Điều 115 BLTTDS, cụ thể như sau:
"Điều 115. Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định
Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Toà án giải quyết.".
- Sau khi ly hôn: Sau khi ly hôn thì ba mẹ bạn không còn quan hệ vợ chồng nên nếu ba bạn còn tiếp tục có hành vi đánh đập, xúc phạm mẹ bạn thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Nếu sự việc còn tái diễn thì ba bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội làm nhục người khác... theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?