Điều Khiển Xe Máy Gây tai nạn khi chưa đủ 18 Tuổi

Kính Gởi Quý Luật Sư !  Tôi xin trình bày sự việc như sau:  Tôi kinh doanh quán cafe, vào đầu tháng 11 /2012, vợ tôi có giao xe máy Exciter 135cc (Yamaha ) do tôi đứng tên chủ sở hữu cho 2 nhân viên của quán sử dụng đi giao hàng .Nhân viên của tôi đã gây tai nạn khi điều khiển xe với tốc độ khá cao ( hiện trường cho thấy ) làm 1 người điều khiển xe máy khác bị thương nặng ,dập thận và lá lách . Trong khi 2 nhân viên của tôi chưa đủ 18 tuổi ( sinh năm 1995 và 1994 ) ,chưa có giấy phép lái xe ..và khiển xe chạy với tốc độ cao ,gây tai nạn . Khi tai nạn xảy ra ,phía gia đình 2 nhân viên trên đùn đẩy hết trách nhiệm cho vợ chồng tôi phải lo thuốc men chạy chữa cho cả 2 nhân viên trên và người bị tai nạn .Về phía vợ chồng tôi cũng đã cố gắng hết khả năng để phụ giúp 1 phần chạy chữa cho người bị nạn vì thương tích nặng ,phải phẫu thuật . Nay tôi kính mong Quý Luật sư trợ giúp cho tôi một ít kiến thức về Trách Nhiệm của vợ chồng tôi ,và trách nhiệm của gia đình cũng như bản thân 2 nhân viên trên trong vụ việc để có thể bồi thường thỏa đáng cho người bị nạn và mọi thiệt hại về tài sản . Rất mong nhận dược sự trợ giúp! Lòng Thành biết ơn .

Xe gắn máy là nguồn nguy hiểm cao độ, pháp luật quy định rất chặc chẽ về quyền và trách nhiệm của chủ nguồn nguy hiểm cao độ. Theo quy định Điều 623 Bộ luật dân sự 2005. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy bạn là chủ sở hữu xe nhưng bạn đã giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển và gây tai nạn thì về pháp luật bạn phải có nghĩa vụ đứng ra bồi thường cho người bị hại. Người sử dụng xe của bạn là người trực tiếp gây tai nạn cho người khác  vì thế có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho người bị hại. Mức bồi thường của các bên do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
295 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào