Điều chuyển vị trí đối với trường hợp lao động nữ đang mang thai

Xin luật sư cho tôi hỏi về 1 trường hợp như sau: Vợ tôi đang mang thai gần 7 tháng, hiện đang giữ chức vụ phó phòng phát triển sản phẩm với mức lương là 6.500.000 VND. Vừa rồi công ty vợ tôi lấy lý do là thiếu xót trong việc lập kế hoạch đào tạo nhân viên mới, ko có tầm quản lý đã đình chỉ công tác vợ tôi hơn 1 tháng. Sau đó đưa ra biên bản họp xử lý kỷ luật lao động nói là giải tỏa lệnh đình chỉ và đồng thời chuyển vợ tôi xuống làm nhân viên với mức lương giảm 2 triệu đồng vì lý do trên. Cty nói là vì vợ tôi đang mang thai nên ko áp dụng hình thức kỷ luật được nhưng vẫn có thể điều chuyển xuống làm nhân viên với mức lương mới tương xứng Cho tôi hỏi cty làm như vậy có đúng luật ko? Có được quyền thuyên chuyển giảm lương đối với trường hợp đang mang thai ko? Nếu vợ tôi ko đồng ý và quyết định kiện thì có thể thắng ko? Hay là phải chấp nhận làm ở vị trí mới với mức lương thấp hơn

 Trong trường hợp này thì chúng ta xem xét theo 02 trường hợp:

+ Đây không phải là hình thức kỷ luật mà là cty đã áp dụng theo Điều 34 BLLĐ:
"1- Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.
2- Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.
3- Người lao động tạm thời làm công việc khác theo quy định tại khoản 1 Điều này, được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

Như vậy, phải xem xét cty có thuộc trường hợp theo Điều 9 nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định việc tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề quy định tại điều 34 Bộ luật lao động như sau:

1. Khi người sử dụng lao động gặp khó khăn đột xuất do khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước hoặc nhu cầu của sản xuất - kinh doanh thì người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm...

2. Trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm thì phải có sự thỏa thuận của người lao động; nếu người lao động không chấp thuận mà họ phải ngừng việc thì người đó được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật lao động.

Nhưng rõ ràng, ở đây vợ bạn không phải chuyển công việc khác trái nghề mà bị "giáng chức"...

+ Đây là việc xử lý kỷ luật theo Điều 84 Bộ luật lao động quy định như sau:

1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:

b) Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng;...

 
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 41/CP – đã được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP thì:
2. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
d) Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, Người lao động Nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.

Như vậy, trường hợp này cty cũng vi phạm pháp luật lao động luôn...

Vợ bạn có quyền làm đơn khiếu nại yêu cầu Liên đoàn lao động nơi đóng trụ sở cty để bảo vệ quyền lợi cho mình, nếu hòa giải không thành thì vợ bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Lao động nữ
Hỏi đáp mới nhất về Lao động nữ
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ mang thai cần chuẩn bị giấy tờ gì để xin tạm hoãn hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có bắt buộc tặng quà vào ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 cho lao động nữ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc tối đa bao nhiêu lần, mỗi lần tối đa bao nhiêu ngày để đi khám thai theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp người lao động nữ được nghỉ làm tới 6 tháng từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sinh nhiều nhất 10 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% có được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con cần đáp ứng điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động nữ
Thư Viện Pháp Luật
1,013 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lao động nữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động nữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào