Hết thời gian tạm giữ có được rời khỏi nơi cư trú
Việc ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi cướp giật và quyết định tạm giam là khác nhau. Có thể VKS khởi tố nhưng xét thấy bị can có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng nên không cần áp dụng biện pháp tạm giam mà chỉ cần áp dụng biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú...
Bạn có thể cho biết là cháu bạn khi cướp giật có dùng xe máy không? Có tổ chức không?
Theo khoản Điều 12 BLHS thì: "Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng."
Nếu cháu bạn có dùng xe máy hoặc có tổ chức thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo điểm d (hoặc a) khoản 2 Điều 136 BLHS với khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm. Và trường hợp này cháu vẫn bị truy trách nhiệm hình sự do cố ý thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
Còn nếu cháu không có hành vi này thuộc khoản 2 Điều 136 BLHS thì cháu chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chắc chắn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều [Anchor] 136. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?