Tranh chấp về tường chung nhà thuộc sở hữu Nhà nước
Việc sử dụng tường chung của nhà thuộc sở hữu Nhà nước:
1. Về câu hỏi người sử dụng tường chung trước đây có quyền cấm ông đập bức tường chung mà người này trước đây sử dụng chung với ông, hiện nay đã không sử dụng nữa
Đối với nhà thuộc sở hữu Nhà nước, các hộ ở trong các căn nhà này chỉ là người sử dụng, không phải là chủ sở hữu nhà, nếu các hộ lập đúng thủ tục sử dụng nhà, thì sẽ phải tiến hành thuê lại nhà của đơn vị quản lý nhà, việc cho phép sử dụng nhà, xây dựng, sửa chữa nhà sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà - đất tại địa phương.
Vì vậy, khi ông tiến hành sửa chữa xây dựng nhà, cũng như ông được quyền đập bỏ bức tường nào, xây dựng bức tường nào, ranh xây dựng đến đâu đều do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà thay mặt chủ sở hữu là Nhà nước cho phép.
Do người sử dụng nhà bên cạnh không phải là chủ sở hữu nhà, nên người này không có quyền cấm ông đập bức tường để xây lại.
2. Về câu hỏi cách ứng xử ra sao khi người sử dụng nhà bên cạnh tranh chấp về bức tường chung
Như đã trình bày ở trên, cơ quan quản lý nhà tại địa phương sẽ là nơi cho phép việc xây dựng mới, sửa chữa hay tháo dỡ tường, vì vậy, người sử dụng nhà bên cạnh không có quyền đòi lại bức tường đã được đập bỏ, bởi lẽ bức tường chung trước đây thuộc sở hữu Nhà nước, chứ không phải thuộc sở hữu của các hộ đang ở tại các căn nhà đó, người sử dụng nhà bên cạnh chỉ có quyền đòi những gì thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của mình.
Trong trường hợp người sử dụng nhà bên cạnh tỏ ý muốn tranh chấp với ông về bức tường sử dụng chung đã đập bỏ, về nguyên tắc, lợi thế của một bên trong các quan hệ tranh chấp tùy thuộc vào đặc điểm pháp lý của các bằng chứng mà các bên đã thiết lập.
Trong trường hợp trên, bằng chứng có giá trị và quan trọng nhất là sự cho phép xây dựng của cơ quan quản lý nhà. Mặt khác, toàn bộ khu nhà có đặc điểm pháp lý là nhà thuộc sở hữu Nhà nước, do đó, Nhà nước mới là chủ sở hữu thực sự của căn nhà, chỉ có Nhà nước mới có quyền phân chia ranh giới sử dụng giữa các nhà đang ở thuê trong đó.
Cách bảo vệ tốt nhất cho mình, đó là tự mình phải biết bảo vệ cho mình trước khi tranh chấp được cơ quan nhà Nhà nước có thẩm quyền thụ lý, theo quan điểm của luật sư, ông nên yêu cầu cơ quan quản lý nhà thiết lập bản vẽ hiện trạng nhà đối với phần nhà - đất mà ông đang sử dụng, nếu được thì ông nên hoàn tất hồ sơ thuê nhà tại cơ quan quản lý nhà có thẩm quyền, vì đây là thủ tục dù muốn hay không ông cũng sẽ phải thực hiện.
Khi cơ quan quản lý nhà có thẩm quyền xác lập hiện trạng nhà - đất mà ông đang sử dụng, cũng như việc xác định ranh giới tường chung, tường riêng khi lập hồ sơ cho thuê nhà, thì đây đươc xem là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền sử dụng nhà - đất của ông trước những đòi hỏi, hay những tranh chấp từ phía người sử dụng nhà bên cạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?