Hủy giao dịch bán đất bằng miệng có phải bồi thường không?
1. Theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định".
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố mẹ bạn và bên nhận chuyển nhượng không có hiệu lực pháp luật vì các bên tham gia giao dịch không thực hiện việc ký kết bằng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng nhận của công chứng. Như vậy, giao dịch dân sự giữa bố mẹ bạn và cô ấy được thực hiện bằng hợp đồng miệng nên bị vô hiệu do lỗi của các bên tham gia giao kết, thuộc trường hợp lỗi hỗn hợp.
2. Nếu bên mua khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ xem xét tính pháp lý của giao dịch và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, buộc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
3. Do giao dịch dân sự vô hiệu nên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Vì vậy, bố mẹ bạn phải trả lại số tiền 90 triệu đồng, bên nhận chuyển nhượng phải trả lại đất (nếu đã nhận) và không bên nào phải bồi thường
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?