Ly hôn khi không có giấy đăng ký kết hôn được không?
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì hiện tại bạn có nguyện vọng đơn phương ly hôn. Pháp luật về hôn nhân gia đình 2014 quy định chi tiết về quyền được yêu cầu đơn phương ly hôn của một bên vợ hoặc một bên chồng như sau:
Điều 51 – Luật hôn nhân gia đình 2014. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Điều 56 – Luật hôn nhân gia đình 2014. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo đó, khi thấy được rằng tình trạng hôn nhân của hai bạn lâm vào tình trạng trầm trọng và không thể kéo dài hơn nữa thì bạn có quyền yêu cầu tòa giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên. Hồ sơ xin ly hôn gồm:
- Đơn xin ly hôn (đơn phương)
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
- Bản sao giấy khai sinh của con.
Trong trường hợp bạn không có bản chính giấy đăng ký kết hôn, bạn có thể ra phường / xã nơi mà bạn đăng ký kết hôn yêu cầu họ trích lục giấy đăng ký kết để nộp cho tòa. Khi đem hồ sơ nộp cho tòa, bạn cũng cần nêu rõ về việc do bị mẹ chồng giữ bản chính giấy đăng ký kết nên hiện tại chỉ nộp được trích lục giấy đăng ký kết hôn. Tương tự như giấy đăng ký kết hôn, nếu như thiếu các loại giấy tờ nào bạn có thể đến nơi đăng ký làm giấy tờ đó để xin cấp bản sao hoặc xin cấp trích lục. Đối với trường hợp thiếu giấy CMND của người chồng, bạn có thể xin phép tòa cho nộp sau bởi do điều kiện hiện nay chưa thể lấy được CMND của chồng. Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn đem đến nộp tại tòa án nhân dân quận / huyện nơi mà chồng bạn đang cư trú để nộp đơn.
Về quy trình và thời gian giải quyết của tòa sẽ theo nhưng bước sau:
Tòa sẽ nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn khi chị nộp hồ sơ tại tòa.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, tòa phải ra quyết định thụ lý hoặc không thụ lý xét xử vụ viêc.
Sau đó tòa sẽ yêu cầu chị đóng án phí sơ thẩm trong trường hợp không có tranh chấp về tài sản với mức án phí là 200.000 đồng
Sau thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa phải ra quyết định đưa vụ việc ra xét xử.
Trước tiên tòa sẽ tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì sau thời hạn 7 ngày tòa sẽ giải quyết cho chị ly hôn.
Trên đây là toàn bộ những quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu tòa giải quyết đơn phương ly hôn nhưng bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định bởi lẽ việc ly hôn cũng sẽ để rất nhiều hệ lụy về sau, nhất là khi bạn đã có con cái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?