Muốn ly hôn nhưng bị chồng giữ giấy tờ
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 ly hôn theo yêu cầu của một bên, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, nếu bạn yêu cầu ly hôn mà việc hòa giải không thành thì tòa án sẽ xem xét để giải quyết việc ly hôn.
Về thủ tục ly hôn:
Bạn nộp hồ sơ xin ly hôn tại tòa án nhân dân quận huyện nơi cư trú (thường trú, tạm trú) của chồng bạn.
Hồ sơ ly hôn cơ bản gồm có:
- Đơn xin ly hôn.
- Bản sao chứng minh nhân dân (hộ chiếu); Hộ khẩu (có công chứng bản chính).
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn.
- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
Nếu không có chứng minh nhân dân và hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của chồng, bạn có thể liên hệ với công an quận huyện nơi cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu và UBND cấp xã nơi cấp giấy đăng ký kết hôn của chồng để trình bày lý do, nguyện vọng ly hôn để xin trích lục giấy tờ hoặc nhờ công an xác nhận các thông tin về số CMND và hộ khẩu của chồng bạn.
Thời gian giải quyết cho ly hôn thông thường từ 4 đến 6 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?