Khi nào viên chức nào được xét thăng hạng?
Theo quy định của pháp luật về viên chức, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trường hợp ông Đăng Phúc tốt nghiệp Cao đẳng, nhưng đăng ký dự tuyển và được tuyển dụng vào vị trí việc làm của viên chức có trình độ đào tạo trung cấp, do vậy đã được xếp lương theo ngạch tương đương ngạch cán sự (ngạch viên chức loại B) theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP là đúng quy định. Ngạch lương viên chức loại B có 12 bậc, bậc 1 hệ số 1,86; Hệ số chênh lệch giữa 2 bậc liền kề là 0,20. Ông Phúc đang hưởng lương bậc 3/12 hệ số 2,26.
Vừa qua ông Phúc đã học xong chương trình đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học và đã được cấp bằng tốt nghiệp đại học. Ông có nguyện vọng được xếp, hưởng lương theo trình độ đại học.
Hiện nay việc chuyển loại viên chức từ loại thấp lên loại cao hơn được gọi là thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn (trước đây gọi là chuyển loại viên chức). Tại điểm b, khoản 1, Điều 29 và khoản 3, Điều 30, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định, khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo Điều 8, Điều 9, Thông tư số 12/2012/TT-BNV việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện căn cứ vào:
– Số lượng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu.
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
– Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực.
– Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.
Để được thăng hạng, hưởng lương theo trình độ đại học, ông Phúc cần lập hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp gửi Phòng Nội vụ, bao gồm:
– Đơn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
– Bản sơ yếu lý lịch, có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức.
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức.
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
– Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?