Vay tiền rồi bỏ trốn.
1. Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự thì hành vi vay,mượn tiền rồi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì người có hành vi này xẽ bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, việc bạn và một số người khác tố cáo người vay tiền rồi bỏ trốn tới cơ quan công an là có căn cứ giải quyết, vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
2. Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự, hướng dẫn tại Thông tư số 06/2013/TTLT thì sau khi nhận được tin báo, tố giác tội phạm, cơ quan điều tra sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin, thời gian kiểm tra xác minh nguồn tin không quá 60 ngày. Vì vậy, nếu hết thời hạn này mà cơ quan điều tra vẫn không có thông báo về kết quả xác minh cho gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền kiến nghị lên cấp trên hoặc viện kiểm sát cùng cấp, hoặc khiếu nại hành vi xác minh quá hạn của cơ quan điều tra. Sau khi có lệnh truy nã thì mọi người đều có quyền bắt giữ người bị truy nã, những người che giấu sẽ bị xem xét xử lý về hành vi này.
3. Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự thì hình phạt với người chiếm đoạt trên 500 triệu đồng là 12 năm, hai mươi năm hoặc tù chung thân. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?