Bảo vệ quyền tác giả với phần mềm máy tính

Tôi có thiết kế một phần mềm máy tính có thể ứng dụng khá hiệu quả cho các doanh nghiệp trong quản lý vật tư sản xuất. Để được pháp luật bảo hộ về quyền tác giả cho công trình của mình, tôi muốn thực hiện việc đăng ký bản quyền nhưng không biết thủ tục như thế nào?

Phần mềm là một đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam về bản quyền tác giả. Phần mềm được bảo hộ ngay từ thời điểm nó được tạo ra dưới một hình thái vật chất nhất định và có tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc được hiểu là phần mềm đó được tạo ra bởi chính tác giả. Tuy nhiên, trên thực tế khi tranh chấp xảy ra, nhiều trường hợp rất khó chứng minh hoặc khó tìm ra chứng cứ chứng tỏ rằng ai là người đầu tiên sáng tạo ra phần mềm đó. Để tránh nguy cơ đó, pháp luật khuyến khích các tác giả đem tác phẩm đi đăng ký nhằm tạo cho tác giả bằng chứng về việc sáng tạo và đồng thời đẩy nghĩa vụ chứng minh ngược lại cho tất cả các cá nhân, tổ chức khác khi xảy ra tranh chấp.

 - Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm các tài liệu sau đây:

  + Tờ khai đăng ký quyền tác giả. Trong tờ khai này phải ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên.

   + Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.

                       + Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền. Giấy uỷ quyền phải được làm bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt.

                       + Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

                       + Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả. Văn bản này phải được làm bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt.

 + Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung. Văn bản này phải được làm bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt.

  - Sau khi hồ sơ đã đầy đủ bạn có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả tại Sở Văn hóa thể thao và Du lịch hoặc trực tiếp nộp tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật thuộc Bộ VH-TT&DL để được xem xét giải quyết.

Bảo vệ quyền tác giả
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Bảo vệ quyền tác giả với phần mềm máy tính
Hỏi đáp pháp luật
Bảo vệ quyền tác giả cho truyện ngắn
Hỏi đáp pháp luật
Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ quyền tác giả
Thư Viện Pháp Luật
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo vệ quyền tác giả
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào