Hộ tịch
Việc xin xác định cha, mẹ, con là quyền dân sự của mỗi cá nhân. Theo quy định của pháp luật hiện hành việc xác định cha, con theo yêu cầu của tình huống nói trên, bạn có thể tiến hành như sau:
Theo Điều 25, Luật Hộ tịch 2014, quy định:
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, con các bên phải có mặt.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Theo hướng dẫn tại Điều 11, Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp, thì chứng cứ chứng minh quan hệ cha con bao gồm:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con.
+ Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
(Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật).
Để xác định có tranh chấp giữa các bên hay không, sau khi nhận được đơn yêu cầu đăng ký nhận cha, con từ anh K hoặc chị S (đại diện cho cháu bé), công chức Tư pháp – Hộ tịch cần thông báo cho anh C biết đầy nội dung sự việc và yêu cầu anh C có ý kiến bằng văn bản về việc anh có công nhận cháu bé do chị S sinh ra không phải là con đẻ của anh hay không. Nếu anh C có văn bản không thừa nhận đứa bé do chị S sinh ra là con đẻ của anh thì công chức Tư pháp – Hộ tịch mời chị S cùng cháu bé và anh K đến trụ sở UBND cấp xã (cùng với 02 người thân thích của anh K và chị S biết rõ sự việc hai người có quan hệ với nhau trước đây làm chứng) để làm thủ tục nhận cha – con. Trường hợp anh C cho rằng đứa bé do chị S sinh ra là con đẻ của anh thì công chức Tư pháp - Hộ tịch hướng dẫn các bên gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Lưu ý trong trường hợp này, sau khi giải quyết xong việc nhận cha con, nếu cháu bé (chị S đại diện) có yêu cầu thay đổi lại họ và tên đệm theo họ của anh K thì công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?