Nhận trợ cấp thai sản tại đâu?

Kính chào anh (chị) đại diện cơ quan BHXH Đà Nẵng, tôi có thắc mắc như sau: 1/ Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 11/2013 đến nay, tôi đang mang thai và ngày sinh dự kiến là 3/5/2015. Vì điều kiện sức khỏe tôi xin nghỉ tại công ty (có khả năng chấm dứt hợp đồng). Vậy trong trường hợp chấm dứt hợp đồng vào ngày 20/3/2015 thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Vì tìm hiểu công văn thì điều kiện hưởng chế độ thai sản là đóng đủ 6 tháng trong khoảng 12 tháng trước khi sinh, nhưng hỏi bên nhân sự tại công ty thì được trả lời là phải đóng bhxh liên tục đến ngày sinh. 2/ Trường hợp nếu được hưởng chế độ thai sản thì tôi sẽ nhận tại đâu? cần những giấy tờ gì? Cám ơn anh chị

 

 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con.

Trong trường hợp cụ thể của Bạn, theo Bạn trình bày thì Bạn sẽ nghỉ việc tại cơ quan vào 20/3/2015 và dự kiến sinh con tháng 5/2015. Như vậy theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH nêu trên, nếu Bạn có tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì Bạn được hưởng chế độ thai sản. Bạn liên hệ với cơ quan BHXH quận, huyện nơi Bạn thường trú để nộp hồ sơ giải quyết. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 9 Quyết định số 01/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam. Cụ thể dưới đây: 

Điều 9. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm:

1.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

1.2. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao).

2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm:

2.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2.2. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

3. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi, gồm:

3.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

3.2. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).

4. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm:

4.1. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho thời gian người mẹ hưởng khi còn sống);

b) Sổ bảo hiểm xã hội của người cha (để giải quyết trợ cấp cho thời gian hưởng của người cha sau khi người mẹ chết);

c) Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;

d) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

4.2. Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ;

b) Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;

c) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao);

d) Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB).

4.3. Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội của người cha;

b) Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;

c) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

5. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:

5.1. Hồ sơ như quy định tại các Khoản 2, 3 và các Điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 của Điều này.

5.2. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số 11B-HSB).

6. Ngoài hồ sơ đối với các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này có thêm danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70a-HD).

Mức hưởng chế độ thai sản
Hỏi đáp mới nhất về Mức hưởng chế độ thai sản
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc đóng bảo hiểm và chế độ
Hỏi đáp pháp luật
Tính tiền hưởng bảo hiểm khi sẩy thai 2 tháng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng bảo hiểm mức 3 triệu/tháng thì được hưởng thai sản bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Mức trợ cấp thai sản
Hỏi đáp pháp luật
Vợ sinh con, chồng được hưởng trợ cấp thai sản không?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ trợ cấp cho thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ sinh con khi đang tập sự có được hưởn chế độ trợ cấp thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng đồng thời trợ cấp thai sản và thất nghiệp không?
Hỏi đáp pháp luật
Trợ cấp thai sản, dưỡng sức theo mức lương cũ hay mới?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trợ cấp thai sản trên mức hưởng lương
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mức hưởng chế độ thai sản
Thư Viện Pháp Luật
170 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mức hưởng chế độ thai sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào