Đối tượng và mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế?
Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế quy định về nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó có 5 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và mức đóng cụ thể như sau:
Người lao động và người sử dụng lao động đóng
- Người làm việc theo hợp đồng lao động; cán bộ công chức, viên chức; sĩ quan hạ sĩ quan lực lượng vũ trang: mức đóng 4,5% tiền lương, tiền công hàng tháng (người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3)
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức: mức đóng 4,5% mức lương tối thiểu chung (UBND phường, xã, thị trấn đóng 2/3 và đối đóng đóng 1/3).
(Thời gian người lao động nghỉ thai sản sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế).
Do ngân sách Nhà nước đảm bảo
Các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi; người có công; cựu chiến binh; nhóm bảo trợ xã hội; người nghèo; người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn; cán bộ phường, xã đang hưởng trợ cấp bằng ngân sách; người trực tiếp tham gia kháng chiến theo quy định của Chính phủ; Đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp; thân nhân người có công với cách mạng; thân nhân sĩ quan đang làm công tác cơ yếu và người làm công tác cơ yếu; người đã hiến bộ phận cơ thể; người nước ngoài được cấp học bổng từ Ngân sách Nhà nước Việt Nam; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 2016/ ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ); thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống pháp theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành: mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung.
Quỹ bảo hiểm xã hội đóng
- Các đối tượng hưu trí; mất sức lao động: mức đóng bằng 4,5% mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; mất sức đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng; cán bộ xã phường hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng: mức đóng 4,5 mức lương tối thiểu chung.
- Đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp: mức đóng 4,5% mức trợ cấp thất nghiệp.
Cá nhân tự đóng và ngân sách Nhà nước hỗ trợ
- Đối tượng là học sinh, sinh viên: mức đóng bằng 3% mức lương tối thiểu chung. (Được ngân sách hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng bảo hiểm y tế. Riêng đối với những học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo mức hỗ trợ tối thiểu bằng 50%).
Nhóm thứ năm: Cá nhân tự đóng
- Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp thực hiện từ 01/01/2012 (các đối tượng này nếu có mức sống trung bình, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng); xã viên hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể (thực hiện từ 01/01/2014), mức đóng 4,5% mức lương tối thiểu chung.
- Thân nhân người lao động (thực hiện từ 01/01/2014), mức đóng 3% mức lương tối thiểu chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?