Xử lý đối với Phụ lục hợp đồng lao động trái với hợp đồng lao động chính
Quy định pháp luật về phụ lục hợp đồng lao động được quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động 2012 cụ thể như sau:
+ Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
+ Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
+ Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
+ Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực”
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 408 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về phụ lục hợp đồng:
“Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”
Trong trường hợp hai bên thỏa thuận giao kết phụ lục hợp đồng nhằm thay đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng lao động chính. Như vậy các bên đồng ý sửa đổi, bổ sung điều khoản chính, vì vậy phụ lục hợp đồng này vẫn có hiệu lực thực hiện (nếu nó không trái luật lao động).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 14/11/2024?
- 24 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nghỉ hằng năm NLĐ được ứng bao nhiêu phần trăm tiền lương?
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể trong trường hợp nào từ 20/11/2024?
- Mẫu biên bản họp chi bộ thường kỳ thông dụng, phổ biến nhất 2024?
- Dự án có thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tạm dừng thu trong các trường hợp nào?