Bố chết trước ông thì cháu có được hưởng tài sản ông để lại cho bố không

Ông Vĩnh kết hôn với bà Lan sinh được 3 con là Giang, Hạnh, Phúc. Bà Lan mất từ năm 2010. Anh Phúc có vợ là chị xuân sinh được 2 cháu là Lâm và Mai. Ông Vĩnh có 600 triệu, lập di chúc cho Giang và Hạnh mỗi người 150 triệu đồng; Phúc 300 tirệu đồng và qua đời vào tháng 4/2016. Nhưng anh Phúc bị tai nạn qua đời vào 2/2016. Vậy chia thừa kế như thế nào?

Theo khoản 2 điều 667 bộ luật dân sự

2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

Tài sản ông Vĩnh để lại chia làm 2 phần.

Phần của Giang và Hạnh theo bản di chúc. Còn phần 300 triệu ông Vĩnh chia cho anh Phúc không có hiệu lực theo di chúc, được chia theo pháp luật.

Phần Giang và Hạnh mỗi người được hưởng 150 triệu theo bản di chúc của ông Vĩnh 

Phần 300 triệu ông Vĩnh chia cho anh Phúc, Tùy vào thỏa thuận của gia đình, trường hợp này có thể giải quyết bằng 2 cách sau: Cách 1:

Chia đều 3 suất cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Vĩnh: Giang, Hạnh, Phúc. Riêng phần của anh Phúc thì 2 cháu Lâm và Mai được thế vị hưởng phần di sản của ông để lại cho bố  theo luật thừa kế thế vị  Điều 677 Bộ luật dân sự 2005 

Cách 2: nếu gia đình muốn 2 cháu Lâm và Mai được hưởng toàn bộ 300 ông Vĩnh để lại cho anh Phúc. 

Sau khi ông Vĩnh mất, gia đình có thể làm văn bản từ chối di sản thừa kế phần tài sản của ông Vĩnh để lại cho a Phúc. Để 2 cháu Lâm và Mai được hưởng di sản ông để lại cho bố. Thời hạn từ chối di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Tổng kết lại như sau:

Nếu Giang và Hạnh từ chối nhận phần di sản 300 triệu ông Vĩnh chia cho anh Phúc trong di chúc. Tài sản của ông Vĩnh được chia như sau:

- Giang: 150 triệu

- Hạnh: 150 triệu

- Lâm: 150 triệu

- Mai: 150 triệu

Nếu Giang và Hạnh không từ chối nhận phần di sản 300 triệu ông Vĩnh chia cho anh Phúc. Tài sản của ông Vĩnh được chia như sau:

- Giang: 250 triệu

- Hạnh: 250 triệu

- Lâm: 50 triệu

- Mai: 50 triệu

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
188 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào