Chấm dứt HĐLĐ khi vi phạm kỷ luật

Tôi là công nhân ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Tôi có vi phạm, lấy vật tư của nhà máy sản xuất, bên nhà máy đã họp và đề nghị Cty chấm dứt HĐLĐ của tôi. Từ đó đến nay tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào của Cty. Như vậy trường hợp của tôi phải giải quyết thế nào, có được hưởng chế độ gì không?

- Điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật LĐ 2012 quy định NLĐ có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động (KLLĐ), nội quy lao động (NQLĐ), tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ.

Do bạn có hành vi lấy vật tư sản xuất của nhà máy là hành vi vi phạm KLLĐ, NQLĐ của Cty.

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 119 Bộ luật Lao động 2012, các hành vi vi phạm kỷ luật của NLĐ và các hình thức xử lý KLLĐ, trách nhiệm vật chất phải được quy định rõ trong NQLĐ.

Với NQLĐ của đơn vị bạn và các điều 123, 124, 125, 126 Bộ luật LĐ 2012, căn cứ mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà hành vi của bạn có thể chịu mức xử lý kỷ luật khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương hoặc sa thải.

Căn cứ Điều 124 Bộ luật LĐ 2012, thời hiệu xử lý KLLĐ tối đa là 6 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NSDLĐ thì thời hiệu xử lý KLLĐ tối đa là 12 tháng.

Do hành vi của bạn liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản của Cty nên thời hiệu xử lý kỷ luật được kéo dài 12 tháng. Trong thời gian đó, NSDLĐ có thể ra quyết định xử lý kỷ luật nhưng phải tuân thủ NQLĐ về mức xử lý và tuân thủ Điều 123 BLLĐ 2012 về trình tự, thủ tục. Nếu bị sa thải do hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng thì bạn không được hưởng trợ cấp nhưng vẫn được tính lương đến thời điểm chấm dứt công việc, được chốt sổ BHXH.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền sa thải đối với nhân viên có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị đánh đập ép buộc làm việc thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp người lao động nghỉ việc không cần báo trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, vi phạm thời gian báo trước khi nghỉ việc bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo trước khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn có tính cả ngày nghỉ lễ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cho người lao động nghỉ việc trước thời hạn báo trước thì phải bồi thường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ ngang có giấy quyết định nghỉ việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi họ bị viêm gan B hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
224 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào