"1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này" (khoản 1 Điều 10).
"Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này: a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ" (khoản 2 Điều 10).
Căn cứ các quy định pháp luật viện dẫn ở trên, đối chiếu với trường hợp của bạn chị, cần xác định hôn nhân của bạn chị có vi phạm điều kiện tự nguyện kết hôn (do bị lừa dối, bị ép buộc) hay không. Đồng thời, cần xác định bị đơn (người chồng) nếu là mất năng lực hành vi dân sự thì mất trước hay sau khi kết hôn. Nếu ở vào các trường hợp này, thì đây là hôn nhân trái pháp luật. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ nêu trên, bạn của chị hoặc các tổ chức là: cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ, có quyền yêu cầu Tòa án hủy hôn nhân trái pháp luật.
Trường hợp bạn của chị tự nguyện kết hôn và sau khi kết hôn người chồng mới bị mất năng lực hành vi dân sự và hai bên đủ các điều kiện kết hôn thì hôn nhân vẫn hợp pháp. Trường hợp này để chấm dứt hôn nhân, bạn của chị không thể yêu cầu Tòa án hủy kết hôn mà phải yêu cầu giải quyết theo trình tự thủ tục (đơn phương) ly hôn.