Thử việc có phải ký hợp đồng?

Em đi xin việc làm và Công ty tiếp nhận thử việc không làm hợp đồng mà chỉ có 1 văn bản là thông báo tiếp nhận thử việc, ghi rõ mức lương, thời gian thử việc là 1 tháng và em có hỏi thì được biết là sẽ ký kết HĐLĐ sau 1 tháng thử việc và sẽ có phiếu đánh giá thời gian làm việc, nếu làm tốt sẽ được nhận vào làm và ký hợp đồng vì có nhiều người ký hợp đồng nhưng vô làm có mấy ngày rồi nghỉ, như vậy có bị sai gì không?

Theo điều 26 Bộ luật Lao Động 2012. Thử việc

1. NSDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. NLĐ làm việc theo HĐLĐ mùa vụ thì không phải thử việc.

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Căn cứ theo các quy định trên, thì công ty bạn có thể giao kết hợp đồng thử việc hoặc thông báo thử việc đều phù hợp quy định pháp luật. Trong quá trình thử việc, NSDLĐ hoặc NLĐ có thể hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước. Do bạn không nêu rõ bạn thử việc với công việc chức danh nghề gì nên bạn căn cứ các quy định trên để đối chiếu với trường hợp của mình.

Thử việc
Hỏi đáp mới nhất về Thử việc
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo thử việc chuyên nghiệp mới nhất 2023 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Gửi thư mời nhận việc nhưng không nhận người lao động có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Bản gốc CMND của thử việc người sử dụng lao động có được giữ không?
Hỏi đáp pháp luật
Chấm dứt thử việc có phải báo trước?
Hỏi đáp pháp luật
Đang thử việc, nghỉ việc có cần báo trước?
Hỏi đáp pháp luật
Tốt nghiệp trung cấp, thử việc bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Những vấn đề cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc
Hỏi đáp pháp luật
Ký gia hạn hợp đồng thử việc được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thử việc
Thư Viện Pháp Luật
260 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thử việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thử việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào