Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi khi bị chấm dứt hợp đồng lao động do công ty tái cơ cấu?

Tôi công tác tại đơn vị được gần 7 năm, từ năm 2007 đến nay. HĐLĐ ký với tôi là hợp đồng vô thời hạn. Tôi vừa đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản. Vừa qua, đơn vị tôi tái cơ cấu và bỏ đi phòng ban tôi đang công tác. Phòng nhân sự gọi tôi lên trao đổi về việc nghỉ việc vì không bố trí được công việc cho tôi. Họ đưa ra 2 phương án: - Một là yêu cầu tôi nộp đơn thôi việc và đơn vị sẽ trợ cấp cho tôi 2 tháng tiền lương. - Hai là nếu không tự nộp đơn thôi việc, đơn vị sẽ thông báo cho tôi trước 30 ngày và sau đó sẽ chấm dứt hợp đồng với tôi. Lúc đó, tôi sẽ không được nhận 2 tháng lương trợ cấp nữa. Họ có nói là khi tổ chức cơ cấu lại và dư nhân sự, họ có quyền cho nhân sự nghỉ việc. Vậy tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty của bạn đang tiến hành thay đổi cơ cấu, giải thể bộ phận của công ty. Căn cứ Điều 44 Bộ luật Lao động 2012, khi tổ chức cơ cấu, sắp xếp lại công ty, NSDLĐ có nghĩa vụ sau:

“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều NLĐ, thì NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều NLĐ có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì NSDLĐ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều NLĐ theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”

Như vậy, NSDLĐ bắt buộc phải có phương án sử dụng lao động, ưu tiên đào tạo lại NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động 2012.

Khoản 1 Điều 49 BLLĐ 2012 quy định: “1. NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.”

Như vậy, đối với trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ làm ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ thì NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động  bao gồm Danh sách và số lượng NLĐ tiếp tục sử dụng, danh sách số lượng lao động  chuyển sang làm việc không trọn thời gian, biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện. Nếu không giải quyết được việc làm cho NLĐ, công ty phải trả trợ cấp mất việc làm tương ứng với số năm làm việc của bạn tại công ty, mỗi năm làm việc là một tháng tiền lương. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc được 7 năm ở công ty, do đó, bạn được nhận mức trợ cấp mất việc làm là 7 tháng tiền lương.

Trường hợp bạn tự viết đơn xin thôi việc thì được xem là bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ, do đó, bạn phải tuân thủ quy định tại Điều 37 BLLĐ 2012.

Hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
HR là bộ phận gì? Bộ phận HR có quyền giao kết hợp đồng lao động hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng lao động? Việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thử việc khi giao kết hợp đồng lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn có thể được xem là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài có bị thu hồi giấy phép lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng 111 là hợp đồng gì? Điều kiện ký kết hợp đồng 111 hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
309 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào