3. Việc cho thôi việc đối với nhiều NLĐ theo quy định tại điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Như vậy, với trường hợp công ty bạn nên xây dựng phương án sử dụng lao động sau khi trao đổi với tổ chức đại diện tập thể và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Nếu công ty chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ theo Điều 44 BLLĐ thì NLĐ được trợ cấp mất việc làm theo Điều 49 BLLĐ 2012: 1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.
Như vậy, việc công ty bạn có thỏa thuận với công nhân về việc chấm dứt hợp đồng cũng là một sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và NLĐ về việc chấm dứt hợp đồng lao động (theo khoản 3, Điều 36). Nếu hợp đồng chấm dứt theo khoản 3, Điều 36 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Đối với trường hợp của công ty bạn nên có sự đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của NLĐ nhằm trao đổi trực tiếp về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu của NLĐ với người sử dụng lao động để từ đó đàm phán với người sử dụng lao động nhằm mục đích giải quyết những vướng mắc khó khăn của các bên trong quan hệ lao động từ đó nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Nếu không giải quyết được việc làm mà phải cho NLĐ nghỉ việc thì phải có phương án sử dụng lao động theo Điều 46 BLLĐ và trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo Điều 49 BLLĐ. Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của NLĐ.