tạm trú có mua bảo hiểm y tế được không
"Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến trả lời câu hỏi của bạn như sau : Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn dưới Luật; Công văn số 777/BHXH –BT của bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngày 11/12/2015 bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số 3987/BHXH-THU hướng dẫn lập hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì đối với người đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trong đó quy định nếu người dân đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó nếu tiếp tục tham gia thì thực hiện cho cá nhân người đó hoặc theo hộ; những người còn lại chưa tham gia hoặc tạm ngừng quá 3 tháng, khi tham gia bảo hiểm y tế thì bắt buộc thực hiện theo hộ gia đình. (tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú phải tham gia bảo hiểm y tế) Căn cứ Công văn số 218/BHXH-THU ngày 20/01/2015 của bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn thu bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2015 có nêu: trường hợp tạm trú tại hộ gia đình nhưng cơ quan công an không cấp sổ tạm trú riêng, mà chỉ có xác nhận tạm trú thì được tham gia chung với hộ gia đình đó. Ngoài ra, cũng tại Công văn 218/BHXH-THU ngày 20/01/2015 của bảo hiểm xã hội Thành phố ngày 20/1/2015 của bảo hiểm xã hội Thành phố về việc hướng dẫn bổ sung Công văn số 161/BHXH-THU về việc thu bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2015 quy định bảo hiểm y tế hộ gia đình được áp dụng cho cả hộ, tính trên từng đầu sổ, không quan tâm đến quan hệ thân nhân và các yếu tố khác trong hộ đó. Theo những quy định nêu trên, nếu gia đình chủ nhà có tham gia BHYT thì 4 người gia đình bạn đang ở trọ có thể đăng ký mua BHYT theo hộ gia đình của chủ nhà. Trường hợp nếu gia đình chủ nhà không tham gia bảo hiểm y tế thì gia đình đang tạm trú phải đến cơ quan công an địa phương yêu cầu cấp sổ tạm trú riêng, sau đó bạn đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại Đại lý thu bảo hiểm y tế phường, xã địa phương đang tạm trú hoặc bạn tham gia bảo hiểm y tế tại nơi thường trú (ở quê) và có thể khám chữa bệnh tuyến huyện toàn quốc. Bạn tham khảo danh mục nơi khám chữa bệnh tại trang web http://bhxhtphcm.gov.vn/danh-muc/7/co-so-kcb-tai-Thành phố Hồ Chí Minh-nhan-dang-ky-kcb-bd-nam-2016 để đăng ký. Trường hợp hồ sơ đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại sau thời gian dừng đóng bao gồm: - Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu số TK1-TS, 01 bản/người) - Danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (mẫu D01-HGĐ, 01 bản) - Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế (mẫu D03-TS (TN), 01 bản. Bạn lập thủ tục hồ sơ như trên theo phiếu giao nhận hồ sơ số 202. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 10 ngày làm việc. Thủ tục hồ sơ quy định tại trang web http://bhxhtphcm.gov.vn/thu-tuc-ho-so-mot-cua/1/thu-tuc-ho-so-thu-bhxh-bhyt-bhtn. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để bạn biết và thực hiện."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?