Trợ cấp thôi việc cho người làm việc tại nhiều DN nhà nước

Tôi công tác tại DN nhà nước C từ năm 1981 đến 1986. Sau đó, tôi chuyển sang công tác tại Cty D, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc từ DN C và làm việc cho đến tháng 4.2012. Cty D thực hiện cổ phần hóa vào cuối năm 2007. Khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), Cty D chỉ trả trợ cấp thôi việc khoảng thời gian tôi làm việc tại Cty D. Đề nghị luật sư tư vấn, Cty D giải quyết chế độ cho người lao động (NLĐ) thôi việc như trên có đúng luật không?

Theo quy định tại điều 2 thông tư số 17/2009/ TT- BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 26.05.2009 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH - ngày 22.9.2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 44/2003/NĐ-CP thì:

- NLĐ làm việc ở nhiều Cty nhà nước, do chuyển công tác trước ngày 1.1.1995, thì trợ cấp thôi việc được tính theo thời gian làm việc ở từng Cty nhà nước. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ ở từng DN là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ ở Cty nhà nước cuối cùng. Cty nhà nước cuối cùng có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ, kể cả phần trợ cấp thôi việc thuộc trách nhiệm chi trả của Cty nhà nước mà NLĐ đã làm việc trước khi chuyển công tác trước ngày 1.1.1995, sau đó gửi thông báo (theo mẫu ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/ TT- BLĐTBXH) để yêu cầu hoàn trả số tiền đã được chi trả hộ. Trường hợp Cty nhà nước được chi trả hộ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước hoàn trả số tiền trợ cấp thôi việc đã được chi trả hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Trường hợp sau khi sáp nhập, chia, tách DN, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản DN mà NLĐ chấm dứt HĐLĐ, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian NLĐ làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó, để tính trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ cuối cùng.

Đối với Cty nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu  thì áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp này.

Như vậy, theo đúng quy định nêu trên, Cty D có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho ông được tính theo toàn bộ thời gian làm việc ở Cty C và Cty D.   

Trợ cấp thôi việc
Hỏi đáp mới nhất về Trợ cấp thôi việc
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị kết án phạt tù thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian thử việc thì có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của công chức nếu có tháng lẻ thì được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được hưởng trợ cấp thôi việc? Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng trợ cấp do dịch nếu chấm dứt HDLĐ ngày 30 tháng 3 không?
Hỏi đáp pháp luật
Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ cấp thôi việc
Thư Viện Pháp Luật
186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trợ cấp thôi việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào