Quy định về viết, đặt biển hiệu doanh nghiệp

Đề nghị Quý báo tư vấn cụ thể về quy định viết, đặt biển hiệu tại trụ sở, nơi kinh doanh của doanh nghiệp và chế tài đối với doanh nghiệp vi phạm, nếu có.

 

1.     Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp là quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Doanh nghiệp.

Chi tiết về viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP (ngày 06/11/2009, ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng có quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân kinh doanh), theo đó:

-     Mỹ quan, chữ viết biển hiệu: a- Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan; b- Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

-     Vị trí biển hiệu: Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

-     Nội dung biển hiệu:  a- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp, nếu có; b- Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; c- Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã; d- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ); đ- Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, nếu có; e- Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào. 

2.    Tổ chức, cá nhân kinh doanh  vi phạm quy định về biển hiệu có thể bị xử lý theo các quy định của pháp luật sau:

Tại Điều 37 Nghị định 53/2007/NĐ-CP (ngày 04/04/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư), hành vi vi phạm các quy định về treo biển hiệu của doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp  không treo biển hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp và trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện. Ngoài hình thức xử phạt trên, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc thực hiện việc treo biển hiệu tại trụ sở chính và trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Tại Điều 33 Nghị định 75/2010/NĐ-CP, ngày 12/07/2010, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thì hành vi vi phạm các quy định về viết, đặt biển hiệu:

-     Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a- Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu không sát cổng hoặc mặt trước trụ sở của cơ quan, tổ chức, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu hoặc có biển hiệu quá số lượng được phép; b- Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan đô thị; c- Không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu.

-     Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a- Trên biển hiệu của cơ quan, tổ chức Việt Nam không viết bằng chữ Việt Nam mà chỉ viết bằng chữ nước ngoài; b- Thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam; c- Thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam; d- Biển hiệu có kèm quảng cáo.

-     Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh mà không có biển hiệu.

-     Biện pháp khắc phục hậu quả:  Buộc phải tháo dỡ biển hiệu hoặc buộc phải có biển hiệu đối với hành vi quy định.

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
530 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào