Tính mới của sáng chế theo quy định của pháp luật?
Theo quy định của pháp luật một trong những tiêu chí để sáng chế được bảo hộ là sáng chế phải có tính mới.
Sáng chế là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Tính mới của sáng chế theo quy định của pháp luật
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Theo đó, một sáng chế được coi là có tính mới khi: sáng chế đó không trùng với bất kì một giải pháp kĩ thuật nào trước đó và sáng chế này chưa được bộc lộ công khai.
- Tiêu chí không trùng lặp với bất kì một giải pháp kĩ thuật nào trước đó có nghĩa là: Sáng chế để không trùng lặp hoặc có ít nhất một dấu hiệu kỹ thuật cơ bản khác biệt so với các giải pháp kỹ thuật đã được cấp bằng bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.
- Tiêu chí chưa bị bộc lộ công khai
+ Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có liên quan được biết và có nghĩa vụ phải giữ bí mật về sáng chế đó. Những người được biết về sáng chế đó có thể là những người cùng tham gia vào quá trình tạo ra sáng chế hoặc những người cung cấp nguyên liệu, vật liệu để tạo ra sáng chế hay những người đầu tư.
+ Thời điểm để xác định một sáng chế bị bộc lộ công khai hay chưa là ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Hình thức bộc lộ công khai có thể là sáng chế sáng chế đã được sử dụng, mô tả bằng ấn phẩm tư liệu hoặc các hình thức thể hiện khác.
Để xác định một sáng chế có tính mới hay không thì cần có sự so sánh, đối chiếu với các đối chứng cụ thể. Các đối chứng này không chỉ giới hạn trong phạm vi những đăng kí sáng chế, văn bằng bảo hộ trong nước và nước ngoài mà còn phải tra cứu ở cả những công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu thuộc lĩnh vực cả trong và ngoài nước.
Tính mới của sáng chế mang tính chất tuyệt đối, tức là sáng chế phải mới so với toàn thế giới chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.
Căn cứ pháp luật: Khoản 12 Điều 4, Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009
"Điều 60. Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?