Quyền đối với giống cây trồng là gì?
Quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, và quyền được hảo hộ khi quyền đó của chủ thể bị xâm phạm.
Quyền đối với giống cây trồng là gì?
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền sở hữu tài sản được hình thành từ kết quả của quá trình chọn và tạo giống cây trồng, do đó chủ sở hữu có các quyền đối với tài sản của mình. Trên cơ sở thực hiện quyền của chủ sở hữu phát sinh các quan hệ đối với các chủ thể khác qua việc khai thác giống cây trồng, pháp luật điều chỉnh quan hệ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể.
Quyền đối với giống cây trồng được hiểu theo nhiều phương diện:
- Theo phương diện khách quan: Quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình chọn tạo, khai thác giống cây trổng và quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của chủ văn bằng bảo hộ.
- Theo phương diện chủ quan: Quyền đối với giống cây trồng là các quyền của tác giả. chủ sở hữu giống cây trồng. Theo đó, tác giả, chủ sở hữu giống cây trồng có các quyền nhân thân và quyền tài sản do pháp luật quy đinh.
Như vậy, nói tóm lại, quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, để thừa kế, kế thừa và quyền được hảo hộ khi quyền của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng bị xâm phạm.
Chủ thể của quyền đối với giống cây trồng bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng
- Tổ chức, cá nhân đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Trong đó, các tổ chức, cá nhân này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.
Căn cứ pháp lý:
Khoản 5, 25,26,27 điều 4 Số: 19/VBHN-VPQH Văn bản hợp nhất Văn phòng quốc hội Luật sở hữu trí tuệ ngày 18 tháng 12 năm 2013
"5, Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
26. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
27. Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống."
Điều 6 Số: 19/VBHN-VPQH Văn bản hợp nhất Văn phòng quốc hội Luật sở hữu trí tuệ ngày 18 tháng 12 năm 2013
"Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này."
Điều 157 Số: 19/VBHN-VPQH Văn bản hợp nhất Văn phòng quốc hội Luật sở hữu trí tuệ ngày 18 tháng 12 năm 2013
"Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng[25]
1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh hạng B năm 2024?
- Triển lãm quốc phòng quốc tế việt nam 2024 mở cửa đến mấy giờ, ngày mấy?
- Mẫu số 01 bảng kê gỗ nhập khẩu mới nhất và cách ghi?
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Cổng vào triển lãm quốc phòng 2024 như thế nào?