Xây dựng thang, bảng lương đối với doanh nghiệp nước ngoài

Bà Huỳnh Thị Mỹ Dung, công tác tại Công ty sản xuất tôm giống An Hải, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), phản ánh: Công ty bà Dung đã xây dựng bậc lương của từng ngạch lương theo số tiền. Ví dụ: Ngạch Trung cấp kỹ thuật: Bậc 1 là 2 triệu đồng/tháng; bậc 2 là 3 triệu đồng/tháng; bậc 3 là 3,5 triệu đồng/tháng... Nhưng khi Công ty bà Dung đăng ký với Sở lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận thì không được chấp thuận và Sở yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng các bậc lương theo hệ số. Bà Dung muốn được biết yêu cầu trên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh có đúng quy định không, việc xây dựng thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại văn bản nào?

Hiện nay, việc xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ; Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 và Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương bảo đảm các nguyên tắc do Chính phủ quy định và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước khi công bố áp dụng.

Các mức lương trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng có thể được quy định bằng hệ số lương nhân (x) với tiền lương tối thiểu hoặc quy định bằng mức tiền cụ thể, nhưng phải đảm bảo: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; mức lương thấp nhất quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ); khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%, mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
307 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào