Chính sách đối với người tham gia BHYT liên tục
Khoản c, Điều 22 Luật BHYT sửa đổi năm 2014 quy định: “Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí nếu có thời gian tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên và có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở”
Trường hợp của bạn đã tham gia BHYT 05 năm liên tục và nếu bạn có chi phí cùng chi trả (5% hoặc 20%) của các lần khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật (CMKT) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương 6,9 triệu đồng), sẽ được cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Những lần khám bệnh, chữa bệnh sau (đúng tuyến) thì được miễn chi phí cùng chi trả.
Thí dụ : Bạn tham gia BHYT 05 năm liên tục, bạn đang điều trị bệnh suy thận mãn từ ngày 01/01/2015 đến 01/8/2015, chi phí cùng chi trả (5% hoặc 20%) của bạn tổng cộng là 07 triệu, như vậy, bạn đủ điều kiện đề nghị cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Thủ tục đề nghị gồm:
+ Thẻ BHYT
+ Hóa đơn tài chính hoặc Biên lai thu tiền phí, lệ phí thể hiện rõ phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT người bệnh cùng chi trả (5% hoặc 20%) và các chứng từ có liên quan: bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh …. (chi phí người bệnh chi trả do đóng thêm phần chênh lệch hoặc các khoản chi phí nằm ngoài danh mục chi trả của quỹ BHYT, thì không được tính vào chi phí cùng chi trả 5% hoặc 20%).
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm, bạn được hưởng quyền lợi không cùng chi trả kể từ lần khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến kế tiếp cho đến hết năm dương lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?