Người tham gia BHYT liên tục trên 5 năm khi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ không đồng chi trả với BHYT
Theo quy định tại điểm m, Điều 3 Quyết định số 1399/QĐ-BHXH, ngày 22/12/2014 của BHXH Việt Nam có nêu rõ: Cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm cho người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (6 tháng lương cơ sở hiện thời điểm này là 1.150.000 x6 = 6.900.000 đồng (trừ các trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến).
Trường hợp bạn đã tham gia BHYT 05 năm liên tục và nếu bạn có chi phí cùng chi trả (5% hoặc 20% ) của các lần khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật (CMKT) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm: Khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật thì được miễn cùng chi trả.
Trường hợp của bạn nêu trên chỉ có thời gian tham gia BHYT liên tục trên 05 năm. Khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, bạn phải thực hiện đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi quyền lợi được hưởng (nếu bạn thuộc đối tượng cùng chi trả 20%). Tổng chi phí khám,chữa bệnh BHYT của bạn: 254.000 đồng, thì phần cùng chi trả 20 % là 50.800 đồng (nếu bạn thuộc loại đối tượng cùng chi trả 20%); bệnh viện bắt bạn cùng chi trả là 60.000 đồng, bạn nên xem lại chi tiết trên biên lai thu tiền, liên hệ trực tiếp với bộ phận kế toán viện phí của bệnh viện để được giải thích thỏa đáng./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?