Triển khai quyền thừa kế theo di chúc

Xin được tư vấn về việc triển khai quyền thừa kế theo di chúc . Gia đình tôi có 6 chị em .Mẹ tôi trước khi qua đời có để lại di chúc với nội dung như sau : di sản (căn nhà ) được chia thành 8 phần bằng nhau.Tôi được hưởng 1 phần của di sản ( tức là được hưởng 1/8 di sản ). Khi di chúc có hiệu lực nhưng chưa chia di sản, mẹ tôi chỉ định người chủ trì , người quản lý di sản và chủ trì việc phân chia di sản là chị ruột tôi. Theo như di chúc để lại, người quản lý di sản có quyền triệu tập phiên họp, chủ trì phiên họp và lấy ý kiến các đồng thừa kế về các vấn đề có liên quan đến di sản. Người quản lý di sản có quyền đại diện cho các đồng thừa kế trong giao dịch với các bên thứ ba liên quan đến di sản. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe mà người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc này không thể đảm đương được công việc của mình, thì người đó có quyền chỉ định một người quản lý di sản khác cũng trong phạm vi các đồng thừa kế. Nay mẹ tôi đã qua đời hơn 1 năm rồi, tôi muốn đặt vấn đề hợp thức hóa bước tiếp theo sau tờ di chúc của mẹ đã để lại cho các con theo đúng trình tự pháp luật của nhà nước quy định. Ý kiến của tôi như vậy có đúng không ? vì tôi không nắm rõ các thủ tục tiếp theo để triển khai di chuc thì phải làm gì ? Lấy lý do chị là người duy nhất được mẹ giao quyền quản lý di sản và là người có quyền triệu tập mọi thành viên trong nhà họp nên sau khi mẹ tôi qua đời, tôi nhận thấy rất rõ chị tôi đã cấu kết với các đồng thừa kế khác (tất cả đều đã có gia đình riêng) sử dụng mọi biện pháp ngăn cản việc thực hiện di chúc ! Do tôi vẫn còn độc thân, không chồng, không con và đã lớn tuổi rồi (năm nay tôi 47 tuổi) nên tôi chỉ muốn mau chóng sắp xếp ổn thỏa mọi việc cho riêng mình. Tôi có suy nghĩ mẹ đã cho tôi thừa kế thì tôi được quyền nhận và sau đó mọi thủ tuc phải được hợp thức hóa trước pháp luật, ý của tôi nêu ra là như vậy nhưng mọi người trong nhà cứ trì hoãn và ngăn cản việc hợp thức hóa di chúc, lấy lý do họ sợ tôi do còn độc thân nên không biết giữ được tài sản (???) hay bản thân họ còn có ý nghĩ sâu xa nào khác nữa !?!? Chẳng lẻ người quản lý di sản cứ quản lý mãi đến khi họ không còn sức khỏe để quản lý nửa thì tiếp tục chỉ định cho người đồng thừa kế khác tiếp tục quản lý di sản mà không tiến hành thực hiện việc phân chia di sản cho 1 trong 6 đồng thừa kế có nhu cầu nhận phần di sản đó, nếu làm như vậy thì có đúng pháp luật về di chúc không ? Tôi có ý định đặt vấn đề nhận sở hửu 1/8 di sản của người quá cố ra trong buổi họp gia đình sắp tới. Nếu các đồng thừa kế khác không đồng ý, cũng như nếu người quản lý di sản bác bỏ ý kiến của tôi thì tôi phải làm sao để được hưởng phần di sản đó ? Tôi không tham lam, không tranh giành tài sản của các đồng thừa kế khác. Tôi chỉ muốn nhận phần của mình đáng được hưởng mà thôi.Thế thì tại sao các đồng thừa kế khác lấy quyền gì mà ngăn cản việc tôi muốn được nhận phần di sản của mẹ để lại cho tôi chứ ? Chính vì tôi côs độc, thân cô thế cô nên dễ bị họ chèn ép và ức hiếp. Nay tôi nhờ Ban tư vấn pháp luật của trường ĐHKT (cũng là nơi mà thời sinh viên tôi đã từng học tại đó) bày vẽ và hướng dẫn cho tôi cách thức nào làm tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất . Xin chân thành cám ơn.

Theo quy đinh tại khoản 1 điều 667 và khoản 1 điều 633 Bộ luật Dân sự 2005 thì kể từ thời điểm mẹ bạn qua đời, di chúc sẽ có hiệu lực pháp luật.

Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1.Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này.

……………

Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc

1.Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

……………

 

Dựa vào thông tin mà bạn cung cấp và quy định tại Khoản 1 điều 638, Điều 682 BLDS 2005 thì chị bạn đương nhiên là người quản lý di sản đồng thời là người phân chia di sản được người để lại di sản (mẹ bạn) chỉ định trong di chúc, và khi di chúc có hiệu lực, chị bạn sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 điều 639 và 640 .

 

Điều 638. Người quản lý di sản

1.Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

………………

Điều 639. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

……………

Điều 640. Quyền của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.

....................

Điều 682. Người phân chia di sản

1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.

3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.

 

Việc bạn muốn đặt vấn đề hợp thức hóa bước tiếp theo sau tờ di chúc của mẹ bạn đã để lại cho các con theo đúng trình tự pháp luật (tức phân chia di sản) là hoàn toàn có căn cứ pháp luật tại Điều 636 và 684 BLDS 2005:

 

Điều 636. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

 

Với ý kiến “…Người quản lý di sản cứ quản lý mãi đến khi họ không còn sức khỏe để quản lý nửa thì tiếp tục chỉ định cho người đồng thừa kế khác tiếp tục quản lý di sản mà không tiến hành thực hiện việc phân chia di sản cho 1 trong 6 đồng thừa kế có nhu cầu nhận phần di sản đó,..” là hoàn toàn không có căn cứ pháp luật. Kể từ sau thời điểm mở thừa kế (sau khi mẹ bạn qua đời), những người thừa kế có thể họp mặt và thống nhất cách thức thực hiện các nghĩa vụ do người chết để lại, đồng thời phân chia di sản cho người thừa kế. Ở đây bạn lưu ý là giữa các đồng thừa kế chỉ họp mặt thống nhất cách thức phân chia di sản mà không được phép sửa đổi ý chí của người để lại di sản.

 

Điều 681. Họp mặt những người thừa kế 

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác.

 

Về vấn đề bạn hỏi “Tôi có ý định đặt vấn đề nhận sở hửu 1/8 di sản của người quá cố ra trong buổi họp gia đình sắp tới. Nếu các đồng thừa kế khác không đồng ý, cũng như nếu người quản lý di sản bác bỏ ý kiến của tôi thì tôi phải làm sao để được hưởng phần di sản đó ?”.

BTV xin đưa ra một số lời khuyên cũng như căn cứ để bạn có thể tham khảo:

Việc bạn muốn nhận giá trị 1/8 di sản theo như di chúc để lại là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về thừa kế. Các đồng thừa kế khác cũng như người quản lý di sản, người phân chia di sản không có quyền can thiệp vào phần di sản của bạn, đó là ý chí của người để lại di sản. Hơn nữa việc phân chia di sản cho bạn còn là nghĩa vụ của người quản lý, người phân chia di sản theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 639 và khoản 2 điều 682 BLDS 2005.

Tuy nhiên bạn phải không thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 643 BLDS 2005.

 

Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

 

Thiết nghĩ bạn không thuộc đối tượng quy định tại Điều 643 BLDS 2005, vì vậy các đồng thừa kế khác không có bất cứ một lý do hợp pháp nào để cản trở quyền hưởng di sản của bạn.

Theo như bạn trình bày, thì trong buổi họp gia đình sắp tới, bạn có thể yêu cầu người phân chia di sản (Chị ruột bạn) phân chia phần di sản mà bạn được nhận thừa kế theo di chúc, trên cơ sở thống nhất cách thức phân chia với các đồng thừa kế.

Nếu người phân chia di sản không thực hiện nghĩa vụ phân chia, hoặc các đồng thừa kế khác cản trở quyền hưởng di sản của bạn thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bạn sinh sống để được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Ở đây bạn cần lưu ý là Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế theo quy định tại Điều 645 BLDS 2005.

Thừa kế theo di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Thừa kế theo di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Chia thừa kế theo di chúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thừa kế có phải chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội nhưng đã chết không?
Hỏi đáp pháp luật
Hai vợ chồng lập chung một di chúc có được không? 
Hỏi đáp pháp luật
Khi người lập di chúc mất cũng là thời điểm để công bố di chúc có đúng không? Di chúc được công bố bởi ai?
Hỏi đáp pháp luật
Ai là người hưởng di sản là bất động sản khi người chết không có di chúc
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc liên quan đến Bất động sản
Hỏi đáp pháp luật
Con của người được thừa kế theo di chúc có được hưởng di sản di chúc khi người này chết trước người lập di chúc không?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật có cho phép cháu ngoại được hưởng thừa kế theo di chúc của bà ngoại hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền lợi của người được thừa kế theo di chúc là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa kế theo di chúc
Thư Viện Pháp Luật
333 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa kế theo di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế theo di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào