Thế nào là lao động trẻ em?
Thế nào là lao động trẻ em?
Theo tinh thần cơ bản của Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em; các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Bộ luật lao động và các tài liệu nghiên cứu khác, ta có thể hiểu rằng:
- Lao động trẻ em là lao động của người còn ở lứa tuổi trẻ em đã phải đi làm cho bản thân và cho sự sống của gia đình.
- Sử dụng lao động trẻ em là chỉ người sử dụng lao động thuê lao động trẻ em vào làm một công việc nào đó cho bản thân hay cho nhóm người nào đó.
- Lao động chưa thành niên là lao động của người dưới 18 tuổi (Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007).
Ở nước ta và nhất là trong địa bàn đô thị, lao động trẻ em thường được sử dụng vào những loại công việc sau:
- Làm thuê trong các gia đình (giúp việc);
- Làm thuê trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ như: sản xuất hàng gia công, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng, cơ sở dịch vụ (quán ăn, nhà hàng, cửa hàng, chợ v.v…);
- Tự kiếm sống như: bán báo, đánh giày v.v…
Tại Điều 143 và Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về độ tuổi của lao động chưa thành niên và nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau:
Điều 143. Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Ngoài ra tại Điều 1 Luật Trẻ em 2017 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Theo đó, cụ thể hóa tại pháp luật lao động Việt Nam thì quy định về lao động trẻ em như sau:
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
- Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Thế nào là lao động trẻ em? (Hình từ Internet)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?