Hồ sơ tử tuất
Căn cứ vào Nghị định 159/2006 và các Thông tư liên tịch số 69/2007 và nay là Thông tư liên tịch số 190/2011/ ngày 7/11/2011 của Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 69/2007 ngày 16/4/2007 của Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 159/2006 ngày 28/12/2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ quy định: Đối với đối tượng thuộc diện được hưởng chế độ hưu trí và thân nhân của đối tượng đã từ trần nộp hồ sơ cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số lượng 1 bộ, gồm các giấy tờ theo quy định sau đây: Đối tượng thuộc diện được hưởng chế độ hưu trí + Đơn đề nghị của đối tượng 1 bản (Mẫu số 01-NĐ159-11), bản chính; Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét hưởng chế độ như: Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan; lý lịch đảng viên; phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; sổ bảo hiểm xã hội; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật (đối với thương binh). Các giấy tờ làm căn cứ xét hưởng chế độ nêu trên (bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) phải chứng minh được tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ, đi lao động hợp tác quốc tế; chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc; xác định được thời gian công tác thực tế trong quân đội. Thân nhân của đối tượng đã từ trần thì hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng 1 bản, bản chính; + Một giấy chứng tử (bản chính hoặc bản sao); 1 giấy ủy quyền của các thân nhân (nếu có), bản chính; + Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét hưởng chế độ quy định như đã nêu trên Thời gian xét duyệt, thẩm định ở các cấp được thực hiện như sau: - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ban Chỉ huy quân sự xã (phường) hoàn thành việc tổng hợp, lập hồ sơ báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận). - Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự xã (phường) báo cáo, Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận) hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố). - Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định do Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận) báo cáo, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) hoàn thành việc xét duyệt, hoàn thiện hồ sơ (hưu trí 5 bộ, trợ cấp 1 lần 4 bộ). Trên đây là những quy định chung, bạn cần nghiên cứu thêm các văn bản nêu trên và đến Ban Thương binh xã hội của xã hoặc lên Phòng Thương binh xã hội huyện để liên hệ xin được hướng dẫn làm các thủ tục tiền tuất cho gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?